Du lịch thăm huyện đảo Vân Đồn


Bạn muốn thặm những bãi biển hoang sơ và đẹp bậc nhất Miền Bắc, có một nơi đó là Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

Vân Đồn sẵn sàng cho du lịch hè
Mùa hè là mùa du lịch sôi động nhất trong năm của huyện đảo Vân Đồn. Mỗi năm, khi mùa hè đến, huyện đảo này lại tấp nập du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Là một trong 4 trung tâm du lịch của Quảng Ninh, du lịch biển đảo là một trong những thế mạnh của huyện Vân Đồn. Để phát huy tiềm năng, lợi thế này, thời gian qua, Vân Đồn đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch. Ngoài việc đầu tư, nâng cấp mở rộng tuyến đường tỉnh lộ 334, các con đường xuyên đảo, liên xã đều được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân địa phương và du khách. Điều đáng mừng, khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều đơn vị kinh doanh đã đầu tư hệ thống tàu cao tốc, rút ngắn thời gian và tăng thêm số lượng chuyến đi các tuyến đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng... góp phần làm cho xã đảo gần hơn với đất liền. Hiện nay, Vân Đồn có khoảng trên 50 tàu du lịch phục vụ vận chuyển du khách đi tham quan các tuyến đảo. Cùng với cơ sở hạ tầng giao thông, đã có rất nhiều các dự án trong lĩnh vực du lịch được triển khai và đưa vào khai thác hoạt động kinh doanh như: Công ty TNHH MTV Du lịch Mai Quyền, Công ty Vân Hải Xanh, Công ty CP Vân Hải Viglacera, Công ty CP Trái tim Việt... đã làm thay đổi diện mạo kinh tế du lịch trên địa bàn huyện. Trên địa bàn Vân Đồn hiện có 127 cơ sở lưu trú với hơn 1.700 phòng, trong đó có 11 cơ sở đạt tiêu chuẩn khách sạn từ 1-2 sao.



Photo internet
Bên cạnh đó, các dịch vụ ăn uống, nhà hàng ở huyện đảo cũng ngày càng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Số lượng khách du lịch đến Vân Đồn theo các tour, tuyến ngày càng tăng, có thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu cao hơn so với những năm trước đây. Theo số liệu thống kê của UBND huyện Vân Đồn, từ năm 2011- 2015 tổng lượng khách du lịch đến Vân Đồn đạt gần 2,8 triệu lượt, trong đó khách nội địa đạt hơn 2,7 triệu lượt, khách quốc tế đạt hơn 50.000 lượt; giai đoạn 2013-2015, lượng khách du lịch tăng bình quân 20%, trong đó khách quốc tế tăng 6,8%; tổng doanh thu du lịch tăng bình quân 18%. Năm 2015, Vân Đồn đón khoảng 693.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 11.900 lượt, tổng doanh thu du lịch ước đạt 540 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ. 3 tháng đầu năm nay, tổng lượng khách du lịch đến Vân Đồn ước đạt 359.000 lượt, đạt 39% so với kế hoạch, tăng 35% so với cùng kỳ.

Hoạt động du lịch có bước phát triển mới, tạo động lực cho nhiều ngành kinh tế dịch vụ khác phát triển, giải quyết việc làm cho khoảng 3.200 lao động, trong đó khoảng 1.200 lao động trực tiếp và 2.000 lao động gián tiếp. Du lịch đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã phát huy được hiệu quả; công tác hợp tác, quảng bá xúc tiến được quan tâm và đẩy mạnh; các tuyến, điểm tham quan được hình thành, mở rộng; chất lượng nguồn nhân lực đã từng bước được cải thiện, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao của du khách.

                                                                             Photo internet

Ông Phạm Hải Quỳnh, Chi hội trưởng Chi hội Du lịch Vân Đồn cho biết, đón đầu cho mùa du lịch hè đang tới gần, bên cạnh nâng cao cơ sở vật chất, dịch vụ, các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp làm du lịch trên các tuyến đảo đang nỗ lực “hút khách” bằng những sản phẩm mới, tăng cường quản lý dịch vụ, tạo ấn tượng với du khách. Tại 2 xã đảo Quan Lạn và Minh Châu, ngoài việc đưa hơn 100 phòng nghỉ mới vào đón khách, CLB Du lịch cộng đồng Việt Nam (CTC) và Chi hội Du lịch Vân Đồn sẽ ra mắt sản phẩm du lịch cộng đồng tại Sơn Hào, Quan Lạn; khu làng hoa và rau sạch Sơn Hào; công bố điểm chụp ảnh cưới ở bãi biển Cồn Khởi v.v..

 Ông Tạ Đức Quyết, Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Mai Quyền, chủ khu du lịch Bãi Dài cho biết, Công ty cũng sẽ đưa khách sạn sang trọng tiêu chuẩn 4 sao, gồm 40 phòng vào phục vụ trong mùa hè năm nay. Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ đưa một số dịch vụ vào phục vụ du lịch như: Mô tô nước, nhảy dù, các tour du lịch khám phá cùng ngư dân như: Đánh cá, câu mực đêm... vào hoạt động nhằm thu hút khách du lịch.

Trước thềm du lịch hè năm nay, cao điểm nhất là dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 sắp tới, du lịch biển đảo Vân Đồn đang “nóng” dần lên. Để tránh xảy ra tình trạng kinh doanh không lành mạnh vào những ngày nghỉ lễ, cao điểm, huyện Vân Đồn đang tiến hành triển khai tới các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện đúng các quy định như niêm yết giá, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... Đồng thời tăng cường công tác đảm bảo an toàn tại các bãi tắm, tuyên truyền các đơn vị kinh doanh nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch...

Với sự chuẩn bị chu đáo, Vân Đồn vững tin vào mùa du lịch hè 2016 với những khởi sắc mới.
Thu Nguyen - baoquangninh.com.vn


Share:
Continue Reading →

Tháp hải đăng cổ Kê gà nằm ở đâu?

 Ngọn hải đăng Kê gà thuộc địa phận xã Tân Thành, Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Đây là ngọn hải đăng cổ và có chiều cao xếp kỷ lục Việt nam và trong khu vực Đông nam á. Hải đăng Kê gà cách thành phố Phan Thiết khoảng 30 km về phía Nam.

                                                                        Photo Internet

Tại sao ngọn hải đăng mang tên Kê gà? Bởi vì nó nằm trên một mũi đất nhô ra biển khoảng 500 mét và có hình giống đầu con gà. Đây là vị trí chiến lược hiểm yếu cho những dòng tàu bè qua lại từ Phan Rang tới Vũng Tàu. Hải đăng Kê gà được xây dựng vào thời gian 1897 - 1899 do kiến trúc sư người Pháp Chnavat thiết kế. 

Ngọn hải đăng này được làm bằng chất liệu đá hoa cương có chiều cao khoảng 65 mét so với mực nước biển. Để lên đến đỉnh ngọn hải đăng du khách phải trải qua 183 bậc cầu thang lan can sắt xoáy chôn ốc. Trên đỉnh tháp là ngọn đèn 2000W có sức chiếu xa 22 hải lý, tương đương 40 km vào ban đêm để hướng dẫn tàu bè qua lại an toàn. Những vật liệu xây dựng được nhập hoàn toàn từ Pháp sang. 

                                                                          Photo Internet

Kích thước mỗi cạnh chân rộng 3m, đỉnh là 2,5m, tường dày 1,6m tính từ chân đến độ cao 6m sau đó mỏng dần và còn lại là 1m ở đỉnh tháp. Ngày nay đảo Khe Gà trở thành điểm du lịch hấp dẫn Bình Thuận do cảnh quan và kiến trúc độc đáo của ngọn hải đăng này. Đến đây du khách chụp ảnh, cắm trại và thư giãn cũng biển và nắng gió Nam Trung Bộ. 

Share:
Continue Reading →

Nhà ba gian ở Cà Mau

Nhà ba gian ở Cà MauSau những vụ mùa khấm khá, chị Năm Lệ quyết định đầu tư hơn 300 triệu đồng nâng cấp, mở rộng căn nhà đang ở. Với một gia đình thuần nông, đất đai không có bao nhiêu thì đó là khoản tiền rất lớn. Trước đó, chị cũng bỏ ra một số tiền kha khá để sửa lại căn nhà ba gian của ba má chị để lại.

Ở kênh Số 2, ấp Hào Sai, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời và một số khu vực lân cận, hỏi căn nhà kiểu xưa của ông Nguyễn Văn Tòng (tên thường gọi là ông Năm Tầm), ba chị Lệ, hầu như ai cũng biết. Ông Tòng và vợ đều đã qua đời, căn nhà này được anh em trong nhà giao chị Lệ coi sóc, làm nơi thờ cúng ba má, tổ tiên và lưu giữ những kỷ niệm của gia đình.

Chị Lệ kể lại, nhà cất vào năm 1977, tức là đã 44 năm. Lúc đó chị 21 tuổi, chưa lập gia đình, còn ở chung ba má. Thời gian cất nhà, chị là một trong những người vất vả nhất, ngày ngày phải chèo xuồng đi chở vật tư từ xa về, rồi lo ba bữa cơm cho thợ. Chị kể, có hôm gặp trời mưa, xuồng chở đá cát thì nặng, ngấp nghé chìm, chị vừa chèo, vừa tát nước, vừa khóc vì xuồng chìm thì vật tư kể như mất hết.

Thợ cất nhà được gia đình rước từ Bến Tre xuống, làm cật lực trong khoảng ba tháng mới xong. Hai cây cột cái trong nhà bằng gỗ căm xe cũng mua từ Bến Tre và mướn ghe chở xuống Cà Mau. Giờ đây, tuy nhà cửa đã khang trang, chị Lệ và anh em trong nhà vẫn quyết tâm giữ gìn ngôi nhà của ba má để lại.



Ở cùng xã với chị Năm Lệ, anh Nguyễn Văn Ðen - một công chức Nhà nước - cũng như chị, dù đã cất được căn nhà mới hoành tráng, nhưng vẫn giữ lại căn nhà xưa kế bên. Anh cho biết, căn nhà này cha mẹ anh cất năm 1983, cũng là năm anh chào đời. Tuy không ở nữa, nhưng đó là căn nhà kỷ niệm với biết bao ký ức khó quên.

Khoảng cuối những năm 1970 cho đến đầu 1990, các gia đình “có điều kiện” ở Cà Mau đều xây nhà tường kiểu ba gian. Nhà ba gian có chiều ngang rộng rãi, nhưng chiều dài thì không lớn hơn chiều ngang bao nhiêu, nên căn nhà gần như có hình vuông. Nhà thường xây khá cao, hai mái dốc về hai phía theo kiểu chữ V úp ngược. Nhà ba gian đa số lợp ngói, kết hợp với chiều cao, các khuôn bông thông gió phía trước và cửa sổ bên hông, nên khá mát mẻ. Thông thường, nhà có cửa chính ở gian giữa (được gọi là “cửa cái”) và hai cửa sổ hai bên, lắp cửa gỗ lá sách hoặc cửa pa-nô. Một số ít gia đình, do sở thích thì xây hẳn ba cửa cái ở mặt tiền ba gian, căn nhà của ông Năm Tầm nằm trong số ít đó.

Trong nhà, gian giữa được xem là nơi trang trọng nhất để đặt bàn thờ tổ tiên. Ngay phía trước bàn thờ là bộ bàn dài, hoặc sa-lon để tiếp khách quý, bày biện lễ vật khi hỷ sự hoặc giỗ quảy. Hai gian bên thường được đặt các bộ bàn ghế nhỏ, giường hộp hoặc bộ “ván ngựa”; ban ngày là không gian sinh hoạt chung của gia đình, ban đêm là chỗ ngủ của người lớn tuổi và các bậc trưởng thượng. Song song với bàn thờ, hai bên gian nhà hướng về sau là hai căn buồng dành cho các cặp vợ chồng, ưu tiên những đôi mới cưới. Nếu trong nhà không có cặp vợ chồng, thì buồng ở nhà trên dành cho con gái; đàn ông, con trai và đám con nít thường phải ngủ ở nhà sau. Phân công, quy củ rõ ràng như vậy.

Mặc dù đã bỏ công tìm kiếm những công trình nghiên cứu của các nhà văn hoá, nhà kiến trúc Nam Bộ xưa và nay, nhưng tôi vẫn chưa tìm thấy tài liệu, bài viết nào nói về lý do vì sao ông bà ta lại có ý tưởng thiết kế những căn nhà ba gian như vậy. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế và phỏng đoán của tôi, nhà ba gian chính là minh chứng rõ nét nhất khí chất hào sảng, phóng khoáng đặc trưng của người Cà Mau, cả về góc nhìn hướng ngoại lẫn hướng nội. Với khách, khi bước vào căn nhà, sẽ cảm thấy thoải mái bởi không gian khoáng đạt nhưng cũng không kém phần trang nghiêm, quy củ. Còn với gia đình, phần lớn nông hộ xưa có ba, bốn thế hệ cùng sống chung theo truyền thống “tam (tứ) đại đồng đường”, thì ba gian nhà trên rộng rãi là không gian lý tưởng cho mọi sinh hoạt chung. Nếu thêm sự góp mặt của người trong dòng họ hoặc láng giềng lân cận, thì không gian ấy vẫn đảm bảo cho các nghi lễ khi hữu sự. Tôi nhớ, những gia đình khá giả ở nông thôn ngày xưa thường mua được cái ti-vi trắng đen, mỗi tối hàng xóm đến xem đông nghẹt, nhất là những ngày cuối tuần có chương trình cải lương. Căn nhà ba gian khi đó trở thành một không gian văn hoá cộng đồng hết sức đầm ấm và lý tưởng.

Cất nhà tường ba gian kể ra cũng nhiều chuyện “ly kỳ” và cũng không kém phần thú vị. Những năm sau giải phóng, phần lớn nông dân Cà Mau kinh tế còn eo hẹp, do thu nhập chủ yếu dựa vào cây lúa nên việc cất nhà phải chuẩn bị trong nhiều năm trời.

Nhà ba má tôi cất sau nhà ông Năm Tầm, ba chị Năm Lệ hơn 10 năm, nhưng các công đoạn chuẩn bị thì gần như giống hệt. Và đó cũng là câu chuyện chung của phần lớn gia đình có nhà tường ba gian ở xứ ngọt Cà Mau. Hàng năm, xong mùa lúa, sau khi tính toán lượng lúa ăn, số dành làm giống thì lúa dư ra được bán rồi mua vật tư xây dựng dự trữ dần dần. Cát xây, đá, sắt, gạch, ngói, gỗ làm đòn tay, gác kèo…, những thứ lâu hư được mua trước, mỗi năm một ít. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi đến nhà ai đó thấy trước sân có đống đá, đống cát; bên hiên nhà lủ khủ sắt cây, sắt khoanh…, chỉ chờ năm “được tuổi” là động thổ.

Muốn cất nhà phải chuẩn bị vật tư trước nhiều năm, nhưng không phải nhà nào cũng cất một lần là hoàn chỉnh. Có những nhà vì thiếu tiền, nên chỉ xây tường thô, lợp mái rồi vào ở; năm sau thì tô vách - quét vôi, năm sau nữa lót nền… cho tới khi nào hoàn thiện thì thôi. Cũng có nhà cất xong, chờ vài năm cho nền nhà lún chặt, ổn định mới lót nền bằng gạch tàu, hay các loại gạch bông xưa, loại gạch cỡ nhỏ với hoa văn cầu kỳ, sặc sỡ mà bây giờ đang có xu hướng “hot” trở lại.

Qua câu chuyện cất nhà, tôi chợt nghĩ người đời đã nói quá lên cái chuyện “chịu chơi” của dân Cà Mau. Theo truyền miệng thì người Cà Mau ỷ lại có thiên nhiên hào phóng nên làm bao nhiêu là ăn chơi hết, nhưng từ chuyện dè xẻn, tích trữ để cất căn nhà mơ ước, mới thấy người Cà Mau tuy chất chơi, nhưng vẫn biết tính toán và lo xa, việc nào ra việc ấy.

Người có kinh nghiệm, nhìn căn nhà có thể đoán được khá sát năm tuổi của nó. Ví dụ, nhà cất từ 1980 trở về trước thường chỉ tô tường “trơn”, sau này mới có thêm mặt đá rửa, đến gần những năm 1990 thì có thêm đá mài trang trí lan can phía trước nhà và một dãy hành lang bên tay trái.

Hồi ba má tôi cất nhà, anh em trong gia đình xúm lại phụ thợ, dùng đá mài dao loại nhỏ để mài lan can. Chất tẩy trong nước, cộng với ma sát của đá ăn mòn tay đến chảy máu. Vậy mà ai cũng vui vì sắp được ở “nhà tường”. Ở nông thôn, trước năm 1990, ai có nhà tường ba gian là cả một niềm hãnh diện. Thực tế, cho đến bây giờ nhiều căn nhà ba gian xưa vẫn còn sử dụng tốt. Như căn nhà của ông Năm Tầm, ngoài mái ngói đã được thay bằng tấm lợp cho nhẹ bớt, thì hầu hết hạng mục và đồ đạc trong nhà vẫn còn nguyên bản từ năm 1977, rất thú vị với những ai muốn tham quan, tìm về những ký ức xa xưa. Và, cần phải khẳng định rằng, những địa chỉ như nhà ông Năm Tầm không phải là hiếm thấy ở Cà Mau.

Ngày nay, khi ngành kiến trúc và công nghệ xây dựng phát triển mạnh mẽ, cùng với sự ra đời của các loại vật liệu tân tiến thì những công trình từ thành thị đến nông thôn mang dáng dấp ngày càng hiện đại hơn. Về các miền quê Cà Mau bây giờ, nhà kiên cố chiếm tỷ lệ áp đảo, nhiều căn nhà mới cất khá cầu kỳ, đẹp mắt theo phong cách tân thời đua nhau mọc lên. Bên cạnh đó, vẫn còn những căn nhà ba gian xưa được các thế hệ con cháu giữ gìn, tôn tạo như một cách bảo tồn giá trị truyền thống tốt đẹp.

Thậm chí, có những người tuổi đời còn trẻ, khi kinh tế khá giả, cất nhà mới họ vẫn chọn kiểu nhà ba gian xưa. Phải chăng cái khí chất hào sảng, nghĩ suy khoáng đạt vẫn hừng hực chảy trong huyết quản của người Cà Mau, dù cuộc sống có đổi thay thế nào đi nữa?

Cũ và mới, truyền thống và hiện đại, hội nhập và bản sắc…, tất cả đan xen, hoà quyện, cùng tạo nên một bức tranh Cà Mau năng động, nhiều điểm sáng như hôm nay.

Tuấn Ngọc - Báo Cà Mau


Share:
Continue Reading →

Đường tour văn hóa và di sản Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh

 Bốn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh cùng nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng và cùng phía Đông Bắc của tổ quốc. Giao thông kết nối bốn tỉnh này rất tốt đó là quốc lộ 1A, quốc lộ 18 và quốc lộ 5A, 5B. Ngoài ra còn có các đường tỉnh lộ ngang qua khiến du lịch và vận chuyển hàng hóa rất thuận tiện.

                                                         Chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc giang

Bốn tỉnh cũng nằm trong vùng cái nôi văn hóa của người Việt cổ là văn hóa lúa nước có từ lâu đời. Hơn nữa địa hình rất đa dạng bao gồm đồng bằng, trung du, miền núi và biển đặc biệt là kỳ quan Vịnh Hạ long. 

                                                                       Quan họ Bắc Ninh

Chỉ cần thời gian khoảng 3-4 ngày trải nghiệm mà xuất phát từ Hà nội chúng ta có thể thăm được những di sản quốc gia và nhân loại như Đền Đô nơi phát tích nhà Lý, Đình làng Đình Bảng, Đình làng Thổ Hà và ngôi làng cổ ở Bắc giang, Chùa Vĩnh Nghiêm nơi phát tích tam Tổ phái Trúc Lâm, Suối Mỡ, khu di tích Hoàng Hoa Thám ở Yên thế, khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn, thưởng thức những làn điệu quan họ do các liền anh liền chị ở Bắc ninh biểu diễn, Kiếp Bạc, khu quần thể Phật giáo Yên Tử, Du thuyền vịnh Hạ long, và nhiều hơn thế...

                                                               Du thuyền 5 sao Hạ long

Du lịch đồng bằng Bắc bộ kết hợp nghỉ dưỡng trên du thuyền năm sao tại Hạ long là lựa chọn tốt cho kỳ nghỉ của bạn ở bất cứ thời điểm nào trong năm. 

Liên hệ Vietindo Travel

Share:
Continue Reading →

9 giá trị độc nhất vô nhị của Vịnh Hạ long

CHỈ CÓ ĐẢO ĐÁ - NƯỚC BIỂN - VÀ TRỜI XANH VẬY MÀ DƯỚI BÀN TAY TỰ NHIÊN KỲ
TÀI MÀ TẠO RA MỘT HẠ LONG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TOÀN CẦU

Địa danh duy nhất hai lần được tôn vinh là Di sản thiên nhiên thế giới và trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.

Với diện tích 1.553km2 bao gồm 1.969 hòn đảo chạy dài theo bờ biển, Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều giá trị ngoại hạng, quốc tế, mang tính toàn cầu trong đó nổi bật là giá trị cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo đã được UNESCO hai lần tôn vinh là Di sản thiên nhiên thế giới.

Vẻ đẹp vĩnh cửu, vĩ đại của Hạ Long được tạo nên từ ba yếu tố: Đá, Nước và Bầu trời. Đây là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Hạ Long mà chưa có nước nào trên thế giới có được.

Với những giá trị độc nhất vô nhị đó, Vịnh Hạ Long đã vượt qua hơn 400 kỳ quan từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, lọt vào Top 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.


Giá trị cảnh quan.
Vịnh Hạ Long là 1 trong 10 Vịnh biển đẹp nhất thế giới. Nơi đây là một tạo hình kỳ lạ của tạo hoá, một sự kết hợp giữa điêu khắc và hội hoạ, là sự hài hoà, uyển chuyển giữa bố cục và màu sắc, giữa hình khối và không gian... được biểu hiện bởi hàng ngàn hòn đảo trên mặt biển xanh với những hình thù khác nhau như có bàn tay sắp đặt cố tình của tạo hoá khơi gợi trí tưởng tượng vô hạn của con người.


Giá trị Địa chất - Địa mạo.
Với số lượng đảo lớn nhất nước, chiếm gần 2/3 tổng số lượng đảo toàn Việt Nam, lịch sử địa chất lâu dài của Vịnh Hạ Long được biết đến ít nhất trên 500 triệu năm bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích có nguồn gốc lục địa và cacbonat. Đó là những trang sử đá ghi lại những biến cố vĩ đại của các quá trình địa chất khu vực, được thể hiện qua các đặc điểm màu sắc, thành phần vật chất, sự sắp xếp, cấu tạo các lớp đá, các di tích hoá thạch còn được bảo tồn cho đến ngày nay.

Vịnh Hạ Long là một điển hình về biển gắn với cảnh quan Karst và là một trong những khu vực quan trọng nhất thế giới về Karst fengcong và fengling. Vịnh Hạ Long được coi là một Di sản có tháp Karst đá vôi rộng lớn và phát triển tốt nhất thế giới, đây là một nét nổi bật đã khẳng định cho vị trí của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trở thành một kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.


Giá trị đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học là một ưu thế, một đặc điểm hấp dẫn của Vịnh Hạ Long với những hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới, đa dạng thành phần loài, nguồn gen đặc hữu quý hiếm. Trong số 2.949 loài động, thực vật được bảo tồn, đã xác định được 102 loài quý hiếm có giá trị toàn cầu hoặc khu vực, trong đó có 13 loài thực vật đặc hữu và nhiều loài thực vật đặc hữu, vô cùng quý hiếm chỉ có ở nơi đây

Giá trị văn hoá - lịch sử.
Vịnh Hạ Long là một trong những cái nôi của người Việt cổ với ba nền văn hoá nối tiếp nhau: Soi Nhụ, Cái Bèo, Hạ Long cách ngày nay từ 18.000 đến 3.000 năm; là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể nổi bật như: Các di chỉ Tiên Ông, Mê Cung, Thiên Long.


Di sản thế giới sở hữu nhiều giá trị nhất.
Bên cạnh những giá trị thẩm mỹ, cảnh quan và địa chất, địa mạo đã được tổ chức UNESCO hai lần công nhận. Vịnh Hạ Long còn chứa trong mình hai giá trị nổi bật: Đa dạng sinh học và văn hoá lịch sử mà trong tổng số 6 di sản thế giới tại Việt Nam và hơn 900 di sản trên thế giới hiện nay chưa nơi nào có được.

Giá trị du lịch - nghỉ dưỡng.
Là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hệ thống hang động phong phú, bãi biển đẹp, lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống, Vịnh Hạ Long hội đủ những yếu tố về đất nước, con người, cảnh quan, văn hoá, lịch sử hấp dẫn du khách để quảng bá du lịch Việt Nam. Hiện nay, loại hình du lịch nghỉ đêm trên Vịnh được xem là độc đáo, đặc sắc, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước.


Đa dạng thuỷ hải sản.
Với điều kiện lý tưởng, nguồn nước giàu chất dinh dưỡng, biển lặng sóng, những bãi triều rộng, Vịnh Hạ Long có nguồn lợi hải sản vô cùng phong phú. Nơi đây có đến 315 loài cá và 450 động vật thân mềm; là nơi quần tụ, sinh sống và phát triển của nhiều loại hải sản có giá trị cao như: Cá Song, cá Thu, cá Nhụ, Mực, Tôm, Cua, Bào ngư, Hải sâm... và thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt là những loài vừa có giá trị kinh tế cao vừa có khả năng làm sạch môi trường như: Tu hài, Ngọc trai, Sò, Ngán…

Lượng khách quốc tế tham quan lớn nhất Việt Nam.
Với những điều kiện tự nhiên ưu đãi và những danh hiệu của mình, Vịnh Hạ Long là nơi thu hút du khách quốc tế lớn nhất trong tổng số 6 di sản thế giới tại Việt Nam thời gian qua (năm 2011 với trên 6 triệu lượt khách trong và ngoài nước). Hành trình đến Hạ Long luôn là một trong những ưu tiên số 1 của tất cả các du khách quốc tế khi đến với Việt Nam.
Theo Dulichvn

SELECTED BY VIETINDO TRAVEL
Share:
Continue Reading →

Văn hóa trang phục của người Chăm Islam ở Nam Bộ

Trang phục không chỉ tôn lên nét đẹp cho người mặc mà còn là dấu hiệu nhận diện mỗi cộng đồng văn hóa. Trang phục của người Chăm Islam ở Nam Bộ thể hiện rất rõ điều này. Việc vừa duy trì những yếu tố truyền thống có từ quê cũ, vừa đón nhận những yếu tố mới từ điều kiện tự nhiên và xã hội Nam Bộ, tạo nên những giá trị đặc sắc cho văn hóa trang phục của người Chăm Islam.

Khái quát về người Chăm Islam ở Nam Bộ

Vương quốc Champa tồn tại từ năm 192 đến năm 1832. Ngày nay, ngoài Trung Bộ - cái nôi của nền văn minh Champa, thì Nam Bộ cũng là nơi có đông đảo người Chăm sinh sống và kiến tạo một nền văn hóa đặc sắc; góp phần vào công cuộc khai mở và xây dựng vùng đất này. Hiện nay nơi đây có khoảng 33.000 người Chăm cư trú, tập trung ở An Giang, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh và một số ít ở Ðồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang… An Giang có đông người Chăm nhất Nam Bộ với khoảng 14.000 người.

Song người Chăm ở Nam Bộ theo cách gọi của chúng ta hiện nay, thực chất là cộng đồng Chăm và Mã Lai. Tư liệu của Hội Nghiên cứu Ðông Dương: “Trước đây, cả hai nhóm người này định cư ở Cam Bốt. Nhóm đầu xuất thân từ những người Mã Lai di cư từ bán đảo Malacca, được tập trung lại chung quanh Ou-dong; nhóm thứ hai xuất thân từ những người Chăm di cư từ vùng núi Bình Thuận, tụ tập lại trên bờ sông Mekong, phía trên bốn nhánh ở Phnôm-pênh”(1). Sau đó, do những biến cố tại Campuchia, họ cùng nhau di cư về sinh sống ở Nam Bộ. Những cuộc di cư diễn ra theo theo nhiều đợt, kéo dài từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.



Khác với người Chăm Trung Bộ theo đạo Bàlamôn hoặc Bàni, người Chăm ở Nam Bộ theo đạo Islam (Hồi giáo), do đó có nhiều sự khác biệt về văn hóa. Người Chăm ở Nam Bộ cùng với người Việt, Hoa, Khmer đã góp phần tạo nên diện mạo văn hóa đa dạng vùng văn hóa Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.

Đặc điểm trang phục người Chăm Islam ở Nam Bộ

Trang phục nam giới: Nam giới mặc áo và xà rông, còn phải đội nón cả khi ra khỏi nhà lẫn ở trong nhà. Thông dụng là nón kapeak - hình ảnh chung thường thấy ở nam giới Islam trên thế giới. Nón này được làm bằng vải nỉ, nhung đen, hoặc chỉ trắng… trên nón có thể thêu thêm hoa văn.

Người già và trẻ em thường đội loại nón bằng chỉ trắng úp lên đầu, vốn có nguồn gốc từ người Islam ở Malaysia. Riêng những người đàn ông đã hành hương sang thánh địa Mecque được tôn kính mang tước hiệu Hadji sẽ đội khăn vuông gọi là khăn hadji. Các vị Imam (người điều hành các nghi lễ trong thánh đường) cũng được phép đội khăn này để tôn lên vẻ trang trọng.

Thường ngày nam giới mặc áo tự do, trong những dịp quan trọng thường mặc áo sơ-mi. Tuy nhiên, chiếc áo truyền thống của phái nam là áo chvéa. Ðây là “loại áo rộng màu trắng, dài quá mông, cổ cao khoảng 3-4cm, từ cổ xẻ dọc xuống tới ngực áo và cài nút, tay áo dài và hơi rộng, áo có hai túi phía dưới”(2). Xà rông của nam dài tới cổ chân, thường được làm bằng vải mềm, có họa tiết và màu sắc đa dạng. Xà rông không có gấu và lưng, chỉ dùng hai mép vải nối lại, chiều dài khoảng trên 1m. “Ðiểm đặc biệt trên xà rông là một đoạn hoa văn khác với hoa văn chung của xà rông, khi mặc dãy hoa văn này được xoay nằm dọc giữa thân phía sau người mặc”(3).

Nam giới Chăm còn có những loại y phục trang trọng, dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Ngày lễ, chức sắc mặc áo achuba màu trắng, có cổ cao, dài đến gót chân, chất liệu vải dày, được mặc cùng với xà rông trắng. Cũng trong các dịp lễ hội quan trọng, nam giới mặc áo korong màu trắng dài đến gót chân, đi kèm xà rông trắng bên dưới, có thể choàng thêm chiếc khăn trắng dài từ đầu tới quá lưng, trên đầu đội vòng (hoặc thắt dây) ykal. Nhìn chung, họ thường thích sử dụng màu trắng cho hầu hết các loại áo vì cho rằng màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch.

Trang phục nữ giới: Theo giáo luật Islam, nữ giới phải choàng khăn che kín mặt và phủ cả hai tay, chỉ chừa đôi mắt. Ðặc biệt phải che phần tóc, ai không che mái tóc sẽ bị xem là không đứng đắn. Song người Chăm Nam Bộ đã linh động để phụ nữ dễ dàng trong sinh hoạt hơn, họ không cần che kín mặt mà chỉ che mái tóc. Phụ nữ từ 15 tuổi trở lên bắt buộc phải choàng khăn, trẻ em dưới 15 tuổi có thể choàng hoặc không.

Khăn choàng tóc có tên là khanh ma-om hay còn gọi là matera, thường được làm từ vải mịn và mỏng. Chiếc khăn không chỉ tôn thêm nét đẹp cho phụ nữ mà còn thể hiện nghệ thuật của người Chăm. Trên mặt khăn thêu nhiều hoa văn đa dạng, rìa khăn được viền bằng kim tuyến. Ở nhà, phụ nữ thường sử dụng các loại khăn đơn giản, ít màu sắc và họa tiết. Khi dự tiệc, họ thường sử dụng các loại khăn được trang trí cầu kỳ.

“Y phục phụ nữ Chăm phổ biến là áo tay ngắn (như áo túi của người Việt) mặc với váy dài tới gót chân, bít tà. Khi có khách hay đi ra đường, họ mặc váy với áo dài tay và có chiếc khăn dài đội đầu hoặc vắt chéo qua cổ buông mối ra phía trước để che mặt”(4). Tùy theo nguyên liệu, hoa văn trang trí, mục đích sử dụng… họ có những loại váy khác nhau:

- Khanh kak: chất liệu tơ, màu sậm, dành cho phụ nữ lớn tuổi.

- Khanh keh: làm từ chỉ kim tuyến lộng lẫy.

- Khanh pà thuộm: dệt từ tơ tằm, nhiều họa tiết cổ điển, sử dụng trong nghi lễ.

Hoa văn trên váy thường được thiết kế nổi bật với màu sắc tươi thắm.

Ngoài ra, trong các dịp lễ hội quan trọng, nữ giới Chăm thường mặc áo dài truyền thống gần giống với áo dài, gọi là aw kamei. Áo rộng và dài tới gối, cổ thường có hình trái tim hoặc hình tròn, không xẻ tà, khi mặc phải tròng từ trên đầu xuống. Giới trẻ thường mặc áo dài quá đầu gối, tay áo bó sát vào cánh tay, thân hơi rộng. Có loại dài đến gót chân, ôm sát thân người.


Giá trị văn hóa

Trang phục của người Chăm Islam ở Nam Bộ thể hiện những giá trị văn hóa đặc trưng của cộng đồng; vừa được kế thừa từ trang phục truyền thống của người Chăm Trung Bộ, cũng vừa được kết hợp với những nét đặc trưng trong trang phục của tín đồ Islam. Bên cạnh đó, họ còn đón nhận những yếu tố văn hóa các tộc người cận cư. Trang phục đã trở thành hình ảnh nổi bật của văn hóa Chăm đối với bất kỳ ai tiếp xúc với
cộng đồng.

“Ở Tây Nam Bộ, trang phục của các cộng đồng dân tộc gần như có một điểm chung. Ðó là quần tây, áo sơ mi khi ra đường; đồ bộ hoặc áo thun quần soọc khi ở nhà… Nhưng đối với cộng đồng Chăm thì tính chất chung này hầu như không phổ biến. Trong cộng đồng, người Chăm vẫn dùng trang phục truyền thống […]. Trang phục của người Chăm Nam Bộ trở thành một yếu tố văn hóa đặc trưng không dễ lẫn lộn với các dân tộc khác”(5).

Bắt nguồn từ việc dệt phục vụ nhu cầu sử dụng của cá nhân và gia đình, người Chăm đã phát triển thành làng nghề dệt thổ cẩm với những sản phẩm tinh xảo. Nguyên liệu chính trong dệt thổ cẩm của người Chăm là các loại vỏ, nhựa, trái, lá… lấy từ những loại cây ở địa phương. Có lẽ do sử dụng hoàn toàn chất liệu thiên nhiên mà màu sắc thổ cẩm sắc nét và lâu phai. Ngoài ra, thổ cẩm Chăm còn được đánh giá cao bởi các hoa văn trang trí phong phú và sống động với các chủ đề thiên nhiên như cây lá, bông hoa, mây…

Về kỹ thuật, nghề dệt vải của người Chăm Nam Bộ không hoàn toàn giống với người Chăm Trung Bộ. “Người Chăm ở An Giang đã tiếp xúc trực tiếp với người Khmer và người Hồi giáo (Islam) nói tiếng Nam Ðảo trên đất nước Campuchia trước đây, nên nghề dệt vải của họ sớm chịu ảnh hưởng từ truyền thống kỹ thuật dệt của người Khmer và người Mã Lai”(6).

Làng nghề dệt thổ cẩm của người Chăm không chỉ mang mục đích kinh tế phục vụ đời sống thường ngày, mà còn mang ý nghĩa văn hóa khi các sản phẩm cũng là những tác phẩm nghệ thuật. Các sản phẩm đã thể hiện sống động nền văn hóa Chăm, đồng thời phản ánh kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều thế hệ và tinh thần sáng tạo của người Chăm. Mặc dù thổ cẩm ngày càng được đổi mới cho phù hợp với thời đại, nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống đáng quý.

Với người Chăm Islam ở Nam Bộ, trang phục là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt với các tộc người khác. Nhìn chung, trang phục của người Chăm vừa đảm bảo tính ứng dụng, vừa thẩm mỹ, đồng thời là nơi họ sáng tạo và lưu truyền những giá trị văn hóa tộc người. Ngày nay trang phục đã được cách tân khá nhiều khi họ tìm kiếm những loại vải mới, những hoa văn đẹp, những phong cách thể hiện đa dạng… nhằm hòa nhịp với thời đại nhưng vẫn không làm mất đi đặc trưng văn hóa.

Vĩnh Thông - Báo Cần Thơ




Share:
Continue Reading →

Du thuyền Indochine cổ điển và hiện đại ở Hạ Long


Có nhiều con tàu 5 sao phục vụ khách du lịch tại vịnh Hạ long, vịnh Lan Hạ, và Bái Tử Long giúp du khách khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của kỳ quan thế giới. Mỗi con tàu mang phong cách kiến trúc riêng, dịch vụ riêng mang đến trải nghiệm thú vị.



Dưới đây chúng tôi giới thiệu một phong cách lạ, sang trọng, cổ điển kiểu Indochina với dịch vụ tốt và chuyên nghiệp tại vịnh Hạ long và Lan Hạ - Du thuyền Indochine.


Du thuyền Indochine 5 sao, 43 cabins, được sử dụng nguyên liệu truyền thống và hiện đại cũng như kiểu dáng và chi tiết thiết kế phong cách Indochine rất khác biệt so với các con tàu ở Hạ long. Tập đoàn quản lý Indochine đã có nhiều năm kinh doanh và quản lý dịch vụ du thuyền sẽ mang lại sự hài lòng cho du khách. Chương trình hoạt động tàu Indochine ở Vịnh Lan Hạ với chương trình thăm hang động, đảo Cát Bà, chèo thuyền kayak, Tập dưỡng sinh, học nấu ăn, ngắm bình minh và hoàng hôn…



Share:
Continue Reading →

Ngắm nhìn "cột khói trắng ngút trời" ở vương quốc gạch hơn 100 năm tuổi

Theo các bậc cao niên, nghề làm gạch ở huyện Mang Thít (Vĩnh Long) có tuổi đời hơn 100 năm tuổi. Với nguồn tài nguyên “trời cho” là mỏ đất sét hết sức quý giá, cùng đôi bàn tay khéo léo của những người cần lao nhào nặn để biến chúng thành những viên gạch nung đỏ au, tinh xảo.

Sở dĩ gạch ở đây nức tiếng xa gần là nhờ nguồn nguyên liệu “hiếm nơi nào có được” cùng kỹ thuật nung nấu đặc trưng được truyền qua nhiều đời.



Ngược thời gian về cái thuở hưng thịnh, cứ đến mùa nung gạch các cột lò đỏ lửa, khói trắng ngút trời, tàu xe tấp nập cặp bến chở hàng đi khắp nơi. Nhiều bà con “cơm no áo ấm” cũng nhờ cái nghề này.


Từ những năm 2000, ảnh hưởng bởi chi phí sản xuất quá cao, thói quen người tiêu dùng thay đổi, làng nghề nơi đây rơi vào thoái trào. Số lượng miệng lò dần thu hẹp. Trên địa bàn toàn huyện hiện chỉ còn khoảng 663 miệng lò với 425 cơ sở sản xuất. Nhưng thực tế, chỉ còn 111 cơ sở sản xuất với 115 lò còn đang hoạt động.


Để khôi phục làng nghề hết sức độc đáo này, tỉnh Vĩnh Long đã bắt đầu kêu gọi đầu tư cho đề án: Di sản đương đại Mang Thít nhằm mời gọi đầu tư từ nguồn xã hội hóa phát triển du lịch vào “vương quốc gạch” tại đây.

Theo tintucmientay.com
Share:
Continue Reading →

Vịnh Hạ Long 4- 7 ngàn năm trước



Có một Hạ Long 4-7 ngàn năm về trước là giai đoạn biển tiến Haloxen mở rộng cực đại và Vịnh Hạ Long chính thức được hình thành.


Ảnh sưu tầm

Đây là giai đoạn đường bờ biển mở rộng nhất trong lịch sử địa chất Haloxen và Vịnh Hạ long hiện đại chính thức được hình thành. Và trước thời kỳ Haloxen này là các kỳ tiến hóa địa chất hình thành tầng đá vôi dày hàng ngàn mét cách ngày nay 340-240 triệu năm, sự hình thành bồn trũng Hạ long khoảng 26-10 triệu năm trước, và sự hình thành đồng bằng đá vôi thời kỳ 2 triệu – 11 ngàn năm trước.

au khi bờ biển được mở rộng cực đại thì mực nước biển khá ổn định và có hiện tượng ăn mòn hóa học biển dạng hàm ếch trên các vách đá vôi. Nhưng các bạn có biết sự nâng cao của kiến tạo núi nhanh hơn tốc độ nâng chân tĩnh của mực nước biển do đó chúng ta thấy bằng chứng là các vỏ sò bám trên vách đá.


Selected by Vietindo Travel
Share:
Continue Reading →

Kiến trúc độc đáo chùa Trăm gian ở Hà nội

Chùa Trăm gian hay còn gọi là chùa Tiên Lữ thuộc thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà nội. Chùa đã được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia. Đúng như tên gọi, chùa có hơn 100 gian nếu tính cứ 4 góc cột tạo thành 1 gian, do vậy đây là kiến trúc độc đáo bậc nhất trong những ngôi chùa. Và chùa Trăm gian cũng là một trong bốn tứ đại danh thắng chùa như chùa Trầm, chùa Tây Phương, và chùa Thầy.


 Ảnh sưu tầm

Chùa được lập từ thời nhà Lý, 1185. Hòa thượng Bình An quê ở Bối Khê đã trụ trì ở đây, và sau khi ngài viên tịch, dân làng đã xây tháp để gìn giữ hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối.

Đi theo quốc lộ 6 thì chùa Trăm gian cách Hà nội khoảng 25 km. Đây là điểm du lịch cuối tuần của người dân Hà thành, ngoài lễ Phật thì chốn thanh bình nơi thôn quê, thiên nhiên tươi đẹp làm tâm hồn thư thái. Chùa có gác chuông 2 tầng, 8 mái với kiến trúc truyền thống, đẹp mắt tuyệt phẩm được xây dựng vào thời Lê năm 1693.

Chùa được xây trên một quả đồi cao khoảng 50 mét, có hàng trăm bậc đá đưa du khách đến với không gian thật yên bình, thiêng liêng để chiêm bái Phật và ngắm cảnh. Chuông chùa cao 1,1 mét, đường kính 0,6 mét được đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai 1794. Cụm thứ ba của là chùa chính gồm nhà bái đường, tòa thiêu hương và thượng điện. Chùa có 153 pho tượng chủ yếu bằng gỗ mít, trong đó quý nhất và độc đáo là tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

Ảnh sưu tầm
 
Trải qua thời gian và ảnh hưởng của khí hậu, chùa Trăm gian đã nhiều lần được trùng tu nhưng vẫn giữ kiến trúc xưa, trầm mặc và độc đáo. Hàng năm có hàng ngàn khách thập phương và quốc tế đến chiêm bái chùa, tìm hiểu thêm đời sống của người dân nơi thôn quê đồng bằng Bắc bộ, mua những món quà của xứ Đoài như Chè lam, kẹo lạc, chuồn chuồn tre....
Share:
Continue Reading →

Về với Tràm Chim

Tràm chim đẹp nhất là khi hoàng hôn buông xuống. Mặt trời như một quả cầu tráng ánh bạc với những vầng hào quang rực rỡ bao quanh từ từ chìm xuống phía đường chân trời.

Người ta nói rằng, Tràm Chim đẹp nhất là khi hoàng hôn buông xuống. Mặt trời như một quả cầu tráng ánh bạc với những vầng hào quang rực rỡ bao quanh từ từ chìm xuống phía đường chân trời. Cả một vùng sông nước chợt hồng lên, rạng ngời. Ráng chiều hắt lên mặt nước những mảng màu huyền ảo như một tuyệt phẩm của thiên nhiên.


Năm 1986, loài sếu đầu đỏ được tái phát hiện ở Tràm Chim.

Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim (cấp tỉnh), nhằm bảo tồn loài sếu đầu đỏ. Năm 1994, nơi đây trở thành Khu Bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, với diện tích 7.500 ha.

Năm 1998, trở thành Vườn quốc gia Tràm Chim.

Ngày 22/5/2012, Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) được Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar của thế giới. Đây là khu Ramsar 4 của Việt Nam và là khu Ramsar 2.000 của thế giới. Tràm Chim có nghĩa vụ bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, bảo vệ khu vực di trú cho các loài chim di cư, đặc biệt là loài sếu; bảo tồn các loài động - thực vật bản địa, các nguồn gene quý hiếm, và duy trì những điều kiện thích hợp cho việc nghiên cứu môi trường tự nhiên và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Tràm Chim có hệ sinh thái rất đặc biệt. Vườn quốc gia Tràm Chim, có diện tích 7.588 ha, thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp. Đây là nơi cư trú của trên 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước. Trong đó, có 13 loài chim quý hiếm của thế giới. Đặc biệt là một loài chim hạc còn gọi là sếu đầu đỏ. Ở đây cũng có 130 loài thực vật, phân bố đơn thuần cũng như xen kẽ với nhau tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng.

Đáng chú ý, đó là hệ sinh thái rừng tràm, với diện tích khoảng 2.968 ha. Đây cũng được coi là “quê hương” của cây tràm, loài cây phổ biến và thân quen với người dân miền Tây Nam bộ. Trong rừng tràm có nhiều luồng rạch nhỏ, nhiều loại thủy sinh, và cũng là nơi trú ngụ của những bầy ong rất lớn.

Vườn quốc gia Tràm Chim cũng nổi bật bởi những cánh đồng cỏ ngập nước theo mùa, là một trong những hệ sinh thái khá phổ biến trong khu vực. Những loài thực vật phát triển với mật độ cao đã thành những đồng cỏ đơn thuần, trong khi đó có những loài cùng phát triển chung với các loài thực vật khác đã tạo nên những quần xã hoặc hội đoàn thực vật tiêu biểu của vùng đất ngập nước.

Trong đó, loài cỏ năng chiếm diện tích khoảng 2.968 ha, tạo thành một trong những thảm cỏ rộng lớn; là bãi ăn của loài chim sếu, cò trắng, cò bợ, trích cồ, trích đất, vịt trời, le khoang cổ, diệc lửa, diệc xám, cò lửa, cò lép.

Cùng với đồng cỏ năng là đồng cỏ ống, diện tích hơn 958ha, cũng là bãi ăn của các loài công đất, chiền chiện, sơn ca, sẻ bụi, cú, giang sen, già đãy, chích đầm lầy.

Nhưng hai “đặc sản” ở Tràm Chim chính là “đồng lúa ma”, hay còn gọi là “lúa trời” và sếu đầu đỏ.

Đồng lúa ma phân bố khá rộng, chiếm diện tích khoảng 824 ha. Tuy nhiên, cánh đồng lúa ma như ta biết hiện nay chỉ vào khoảng 33 ha. Diện tích lớn còn lại có sự hiện diện của lúa ma là sự kết hợp với những loài thực vật khác tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng cho vùng đất ngập nước: lúa ma - cỏ ống. Sinh cảnh của đồng lúa ma có tính đa dạng sinh học rất cao.

“Lúa ma” được xác định là giống lúa dại bản địa của Việt Nam. Chúng mọc hoang, không được quy hoạch vùng trồng bài bản nhưng lại chứa rất nhiều gene quý hiếm không tìm thấy ở các giống lúa khác. Ngày nay, muốn nhân giống lúa lai với các đặc tính chống biến đổi khí hậu, các nhà khoa học buộc phải lấy gene từ cấy lúa dại này.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoan - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa thì sở dĩ dân gian gọi là “lúa ma” vì hạt lúa có đuôi rất dài, lặn ngụp hầu như ở khắp nơi trong vùng Tràm Chim. Chúng sẵn sàng vươn lên khỏi mặt nước, nước dâng tới đâu, lúa cao tới đó. Chúng còn có khả năng tồn tại được cả trên dòng nước lũ. Sức sống của loại lúa này rất mãnh liệt. Hạt lúa vừa chín sẽ tự rụng khi có ánh nắng. Khi rụng, hạt sẽ trôi khắp nơi, bám vào đâu là mọc thành cây ở đó.

Lúa ma chín chỉ một lần trong năm. Nó trổ bông vào tháng 10 và bắt đầu chín vào tháng 11 – 12. Bông lúa ma chín với vỏ trấu màu vàng đen, có chiếc đuôi dài. Đặc biệt mỗi lần chín chỉ vài hạt chứ không chín rộ cả bông như những giống lúa khác. Nếu không thu hoạch trước khi mặt trời mọc, khi gặp ánh sáng hạt lúa chín sẽ tự rụng.

Lúa ma chín vào mùa nước nổi nên muốn thu hoạch phải dùng thuyền và chỉ rung cây để đập cho hạt rơi vào thuyền.

Còn sếu đầu đỏ, tới nay chỉ thấy chúng xuất hiện ở Vườn quốc gia Tràm Chim. Vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 5 âm lịch (khoảng tháng 1 đến tháng 6 dương lịch) là mùa ngắm vũ điệu của sếu đầu đỏ ở đây. Khác với nhiều loài chim trong vùng, sếu đầu đỏ chỉ kiếm ăn trên mặt đất nên vào mùa nước nổi ở Ðồng Tháp Mười thì chúng phải đi kiếm ăn nơi khác.

Sếu đầu đỏ là phân loài chim quý hiếm, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới. Khi trưởng thành, chúng cao khoảng 1,5 đến 1,8 mét; sải cánh từ 2,2 đến 2,5 mét và có trọng lượng trung bình 8 đến 10 kg. Sếu đầu đỏ được cho là loài lớn nhất trong họ sếu.

Khi trưởng thành, đầu và cổ của nó trụi lông, trừ một đám màu xám ở má (vì thế sếu đầu đỏ còn được gọi là sếu cổ trụi). Họng và vòng bao quanh gáy có ít lông đen. Dưới cổ và toàn bộ lông còn lại màu xám ngọc trai. Cánh con, lông bao quanh cánh sơ cấp và lông cánh sơ cấp đen. Mắt vàng cam. Mỏ xám lục nhạt. Chân đỏ. Như vậy, với “các loại màu”, sếu đầu đỏ được cho là một trong những loài chim đẹp nhất.

Sếu đầu đỏ chỉ sinh sản mỗi năm một lần, vào tháng 7 đến tháng 10 (mùa mưa). Mỗi năm một lứa, mỗi lứa 2 trứng, nhưng thường chỉ nuôi được một con. Vì thế, số lượng sếu đầu đỏ ngày một ít dần. Một điểm rất đặc biệt là sếu đầu đỏ sống thành từng cặp trống - mái. Khi một con chết, con còn lại sẽ nhịn đói rồi chết theo.

Vì thế, người ta gọi sếu đầu đỏ là loài chim biểu tượng của sự thủy chung trong tình yêu đối lứa.

Hạnh Đào
Nguồn: Báo Đại đoàn kết
Share:
Continue Reading →

Đảo Hòn Con Cóc ở Hạ Long

 Đảo hòn con Cóc là tác phẩm tuyệt vời của thiên nhiên qua hàng chục ngàn năm. Đảo đá này giống hệt một chú Cóc khổng lồ đang ngồi thư giãn giữa biển khơi.


Từ trên tàu du lịch chúng ta sẽ chụp được rất nhiều bức hình ngộ nghĩnh về chú Cóc này. Đảo cách bến tàu Tuần châu khoảng 18 km. Khi du lịch ngủ tàu 2 ngày / 1 đêm trên vịnh Hạ Long hoặc trên đường ra thăm đảo Cát Bà chúng ta sẽ ngang qua nơi đây.

Share:
Continue Reading →

Tại sao Đà Lạt là thủ đô mùa hè Đông Dương

Đà Lạt được biết đến là nơi nghỉ mát hàng trăm năm nay với những cảnh quan đẹp như rừng thông, thác nước, suối reo, hồ nước, nhà thờ, đền chùa, văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, và kiến trúc Pháp mang phong cách art-deco thời Đông Dương.


Ảnh sưu tầm

Trước hết là Đà Lạt nằm ở độ cao 1500 mét so với mực nước biển và có khí hậu mát mẻ quanh năm, không chịu tác động của bão, không khí lạnh buốt mùa đông như miền Bắc, và không có cái thời tiết oi nồng. Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có diện tích 400 km2 có đường đi dễ dàng, nhiều cảnh đẹp vùng sơn cước, dễ mở rộng thành phố, chỉ cách Sài Gòn 250 km và cảng Cam Ranh khoảng 100 km nên dễ phát triển.

Hơn nữa người Pháp rất cần nơi nghỉ mát vào mùa hè nắng nóng cho các công chức của họ thay vì phải di chuyển rất xa về châu Âu. Do vậy Đà Lạt đã được định hình là một thành phố nghỉ mát vùng núi từ giai đoạn đầu tiên 1893 - 1899 do bác sỹ Yersin và toàn quyền Đông Dương P. Doumer quyết định.

Trong thời kỳ Pháp thuộc thi giai đoạn 1940 - 1954 đánh dấu thời kỳ thịnh vượng nhất của Đà Lạt. Như vậy, cũng như các quốc gia khác như Ấn Độ, Indonesia....thì người Anh, người Hà Lan cũng đi tìm những nơi vùng núi cao để xây dựng các điểm nghỉ mát.


                                                                              Ảnh sưu tầm

Đến Đà Lạt chúng ta ngoài tham quan các điểm nổi tiếng như thác Cam Ly, Prenn, Dambri, Datanla...hồ Xuân Hương, vườn hoa thành phố, đỉnh Lang Biang, chùa Ve Chai, Ga Đà Lạt, Dinh Bảo Đại, hồ Tuyền Lâm, Thiền viện Trúc Lâm, Các nông trại rau và hoa... thì chúng ta chỉ cần bách bộ quanh các con phố, nếm cà phê cao nguyên, rượu vang Đà lạt là đã thấy rất thư thái.

Sưu tầm
Share:
Continue Reading →

Du lịch thắng cảnh Hồ Tây

Hồ Tây là hồ rộng lớn nhất Hà nội, với diện tích 500 héc ta. Nhìn từ trên cao nó như tấm gương khổng lồ của thành phố với màu xanh mát của cây cối, của mây trời thủ đô.

Hồ Tây là lá phổi xanh của thành phố, có chu vi 17 km, từng là một nhánh của sông Hồng còn sót lại sau khi dòng sông đổi dòng. Xưa kia Hồ Tây còn có tên gọi hồ xác Cáo do hình dạng rất giống một con cáo gắn với một truyền thuyết lạ, hoặc tên gọi Dâm Đàm do cảnh quan hồ gắn với sương mù thường xuyên trong năm.

                                                                         Ảnh sưu tầm

Quanh hồ là nhiều làng cổ với những đền chùa nổi tiếng như chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, Phủ Tây Hồ, đền Đồng Cổ, chùa Kim Liên, chùa Tào Sách... Những làng cổ nổi tiếng với các nghề thủ công như làm giấy, đúc đồng, trồng hoa đào, cây cảnh... như làng Xuân Tảo, Hồ Khẩu, Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm, Võng Thị....

Từ thời nhà Lý đến chúa Trịnh đã có những cung điện nghỉ mát, ngắm cảnh cho vua chúa và quan lại như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên, cung Từ Hoa, điện Thụy Chương....

Ảnh sưu tầm

Ngày nay đến với Hồ Tây chúng ta thả bộ hoặc đạp xe quanh hồ để tâm hồn thư thái, chụp ảnh bên đường Thanh niên (Cổ ngư xưa), thăm những di tích ngàn năm tuổi, trường Trung học Chu Văn An hay trưởng Bưởi xưa (trường Trung học đầu tiên của Miền Bắc), quảng Trường Ba Đình lịch sử, thưởng thức kem và bánh tôm Hồ Tây, thư giãn bên ly cà phê bên hồ nâng cao sáng tạo...
Share:
Continue Reading →

Ngọt ngào tết miền Tây


(Tạp chí Du lịch) - Tết này bạn rủ tôi về ăn Tết miền Tây, tôi thấy lòng mình háo hức. Cứ mường tượng về khung cảnh sông nước mênh mông, bèo lục bình trôi là đà trên sóng, những cánh đồng nối nhau, bờ đê hiền hòa với con trâu già nằm nghe mưa nắng, bao nhiêu mệt mỏi thường nhật bỗng chốc tan biến để lại trong tôi sự thanh yên, tĩnh lặng vô ngần.

Lương Thụy Yên

Tết miền Tây không ồn ã, không xe cộ đông nghẹt đến khó chịu như Tết Sài Gòn. Nhà nội tôi nép mình bên dòng sông nhỏ, trước nhà là con đường rợp bóng cây xanh, sau nhà là đồng ruộng cò bay la lả. Vụ lúa vừa xong, cây rơm nằm phơi mình trên bãi cỏ, gốc rạ lô nhô gió đưa hương lúa ngạt ngào. Chiều ba mươi, nội lom khom ra trước cửa đợi tôi. Tết quê đơn sơ, đầm ấm. Đêm cuối năm tôi cùng sắp nhỏ trong nhà ngồi canh nồi bánh tét dưới gốc cây gòn. Nhìn ánh lửa bập bùng trong đêm sương chập choạng, dáng nội lưng còng ngồi tỉ mẩn gói từng đòn bánh tét, tôi thấy lòng mình mơn man đến lạ. Người trẻ thường mong Tết đến, người già lại lo vì thời gian khắc nghiệt trôi mau. Thời gian đâu chờ đợi một ai, chỉ âm thầm hiện hình qua từng sợi tóc bạc màu hay những vết chân chim vĩnh viễn hằng in trên làn da rám nắng. Gió lồng lộng thổi vào từ cánh đồng cuộn theo hương lúa cuối mùa, hương đất quê và vị ngọt ngào của phù sa sông nước. Trong không gian vọng lại thanh âm nói cười, tiếng chày quết bánh phồng nếp nhịp nhàng giòn giã, tiếng nói tiếng cười, tiếng con đò sông nổ máy trở mũi sang ngang đưa người tha hương về với gia đình trước giây phút giao thừa sắp đến.

Ai đi xa có dịp về miền Tây ngày tết để nghe người miền Tây kể chuyện trên đồng, chuyện mấy mươi năm vẫn nỗ lực giữ lại cho mùa xuân dư vị của cổ truyền, của dân tộc. Tết miền Tây đơn sơ, trong nhà thịt mỡ, dưa cải, dưa kiệu, nồi thịt kho tàu, chục bánh tét nhân chuối ngọt lịm nhân mỡ thơm lừng. Đêm giao thừa miền Tây người quê khẽ chúc nhau vài câu tình nghĩa, rằng: sang năm sức khỏe dồi dào, vụ mùa bội thu lúa trổ vàng bông nặng hạt. Mấy năm lạc giữa Sài Gòn, đêm giao thừa tôi đặt lưng xuống giường đã đánh một giấc đến tận sáng mùng một năm mới, hoặc mệt mỏi, hoặc chè chén say mèm cùng đám bạn thân. Giờ về sống giữa quê nhà, đón năm mới trong không khí ấm áp của gia đình nhỏ. Đêm nay tôi thức trọn một đêm, nội lăn xăn nhóm bếp nấu ấm nước sôi pha bình trà sen thơm phức. Chút bánh mứt ngọt ngào, chung trà nóng hổi, mấy khoanh bánh tét mới cắt xếp trong cái đĩa bông hành. Tôi khệ nệ bưng mâm bánh mứt lên bàn thờ, nội đốt hương cúng giao thừa cầu mong năm nay phát tài phát lộc. Đêm giao thừa lòng tôi bình yên. Phía sông sóng vỗ, xa xa, trẻ con đốt đống rơm khô bén lửa nổ lốp bốp nghe vui tai.


Lương Thụy Yên

Người quê không chuộng bia rượu say mèm, hoặc uống vì nể nhau, chúc nhau, vì nghĩa tình hay nhâm nhi vài li để giải khuây sau một năm dài gánh nhọc nhằn trên cánh đồng sương gió. Chiều xuân, tôi thấy ông bà tôi quần áo tề chỉnh ngồi trên bộ ván gỗ trước nhà. Bà uống trà, ông nếm môi cút rượu. Mứt gừng bà làm từ hồi rằm ít cay, thơm ngon đáo để. Bánh tét, dưa kiệu, mâm ngũ quả chất đầy. Ông kể chuyện đời xưa, về những mùa xuân đã cũ. Rồi cười. Rồi im lặng. Rồi tôi thấy bà kéo khăn rằn thấm nước mắt ngậm ngùi. Chắc bà chạnh lòng khi ông nhắc lại nỗi khó nhọc năm nào mà ông bà đã từng gắng gượng trải qua, bình an là khi hai mái đầu đã bạc. Ngày tết, tôi ngồi bên hiên nhà hong gió, nhìn đám trẻ con xun xoe trước sân nhà, cây mai phô bày sắc vàng rực rỡ, một chút êm ả tan chảy trong lòng…

Chiều nay, ngồi một mình giữa phố suy nghĩ vẩn vơ, tôi nhấc điện thoại lên nhắn tin cho bạn rồi tự mỉm cười: “Năm sau, chúng mình lại về miền Tây ăn tết!”…

Hoàng Khánh Duy

Nguồn: Tạp chí Du lịch T1+2/2021
Share:
Continue Reading →

KHU DU LỊCH RỪNG SÁC CẦN GIỜ

Khu du lịch sinh thái Cần giờ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km, nơi đây đang là khu du lịch trải nghiệm sinh thái lý tưởng của thành phố với rừng nước ngập mặn, hệ sinh thái động thực vật phong phú, và cũng là một trong những nôi người cổ xưa.



Ảnh sưu tầm
Cần giờ được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2000. Với hơn 2000 héc ta rừng tự nhiên và hệ thống kênh rạch chằng chịt, những cánh rừng đước bạt ngàn, nơi trú ngụ của nhiều loài chim và dơi khổng lồ tụ về đây mỗi chiều. Do vậy đây là nơi du lịch sinh thái rất Nam bộ.

Loài khỉ tự nhiên sống đông đúc nhất thành phố tại nơi này. Qúy khách có thể tham quan đảo khỉ và trại nuôi cá sấu, những dấu tích người xưa sinh sống cách đây 2000 - 3000 năm. Rong ruổi trên cano du khách sẽ thả mình cùng thiên nhiên hoang dã qua những con kênh yên bình.

Những món ăn giản dị nhưng rất Nam bộ mà du khách có thể thử là gỏi lá kìm có vị chua và mặn, ba khía rang tỏi có mùi hương nồng, cá kho quẹo...

Đến nơi đây chúng ta cũng được nghe kể và chứng kiến những chiến công của các chiến sỹ cách mạng đặc công rừng Sác nổi tiếng một thời.


Share:
Continue Reading →

Quần thể Di tích cố đô Huế - Di sản VH thế giới

Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã công nhận Khu Di tích cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (iii): Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX, và tiêu chuẩn (iv): Quần thể di tích Huế là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.



Ảnh sưu tầm
Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc...
 
Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba vòng thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.

Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.

Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.

Về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cổ Việt Nam.

Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với chế độ quân chủ nhà Nguyễn, cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục.

Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch.

Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival tổ chức hai năm một lần. Huế là một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới. Ngày 7 tháng 11 năm 2003, Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.

Theo dsvh.gov.vn


Share:
Continue Reading →

Chả mực Hạ long - Kỷ lục ẩm thực châu á

Đến Hạ Long bạn không nên bỏ qua món Chả Mực, món ăn nổi tiếng bậc nhất thành phố biển này. Chả Mực được làm từ cá mực, mà phải là mực mai. Nguyên liệu được đánh bắt ở khu vực vịnh Hạ long.Có nhiều lợi ích cho cơ thể mà mực mai đem lại.



Khi giã mực và nặn chả phải làm bằng tay thì mới ngon. Gia vị cho thêm là hạt tiêu và mắm rồi nặn hình tròn dẹt, rán ngập mỡ đến khi ngả màu vàng và phồng lên như bánh rán.

Khi ăn miếng chả có độ giòn, dai, và thơm đặc trưng. Ăn chả mực chấm mắm hạt tiêu và ớt hoặc ăn với tương ớt. Khi mua về làm quà chúng ta để tủ lạnh, trước khi chiên lại thì để giã đông.

Do cách chế biến và bảo quản mà các doanh nghiệp chia ra các loại tên cho sản phẩm của mình như Chả mực giã tay, Chả mực giã tay hút chân không, chả mực VIP, chả mực Vân Đồn….Có những tên thương hiệu chả mực ngon như chả mực Thoan, chả mực Hiền Nhung, chả mực Bá Kiến….


Share:
Continue Reading →

Du lịch khám phá thác Dambri Lâm Đồng


Thác Dambri cách thành phố Bảo Lộc khoảng 16 km, là một trong những thác nước hùng vĩ bậc nhất ở Tây Nguyên. Từ quốc lộ 20 đi vào thác chúng ta qua những đồi chè xanh ngát, đến thác nước tung bọt trắng xóa quanh năm.

 
                                                                         Ảnh sưu tầm
Ngày đêm thác nước cao 60 mét đổ xuống bờ đá với cột nước khổng lồ tạo nên bản nhạc hùng ca núi rừng. Tại đây không khí trong lành với rừng nguyên sinh có cây cổ thụ mà 3-4 người ôm không xuể. Du lịch sinh thái và văn hóa rất thích hợp cho du khách phương xa. Thác nước rộng khoảng 30 mét.

Đến thác Dambri chúng ta cũng được nghe câu chuyện tình cảm động của đôi trai gái tộc người K'Ho và Châu Mạ. Đến đây du khách trải nghiệm thang máy, máng trượt, xe điện, cưỡi voi, thăm hang động, đồi Cù, đồi Sim, buôn văn hóa người Châu Mạ....


Share:
Continue Reading →

Quan họ Bắc Ninh di sản nhân loại

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ tự bao đời nay.

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ tự bao đời nay.


Ảnh sưu tầm
Mặc dầu còn có những ý kiến khác nhau về thời điểm ra đời của Quan họ, có ý kiến cho là Quan họ có từ thế kỷ 11, số khác cho là từ thế kỷ 17, song, các công trình khảo sát, nghiên cứu từ trước tới nay đều đã khẳng định giá trị to lớn của di sản "Văn hóa Quan họ", đặc biệt là dân ca Quan họ, loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ "Kinh Bắc" ngàn năm văn hiến.

Dân ca Quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người Quan họ.

Theo quan niệm của người Quan họ, nghệ nhân là những ngưòi có kỹ năng hát “vang, rền, nền, nẩy” điêu luyện, thuộc nhiều bài, nhiều "giọng" Quan họ. Họ chính là những bậc thầy dân gian thực hành việc sáng tạo, lưu giữ và trao truyền vốn di sản quý báu đó cho các thế hệ mai sau nên rất xứng đáng được tôn vinh.
 
Ngày nay, trước sức ép của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế hóa về văn hóa và sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhiều ưu thế của các loại hình văn hóa, nghệ thuật, cũng như nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác, Quan họ cổ cũng phải đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ bị mai một, thậm chí có thể bị mất hẳn nếu không kịp thời có biện pháp bảo vệ lâu dài cho thế hệ trẻ. Bởi vậy, lề lối sinh hoạt ca hát Quan họ cổ, những giọng hát cổ với kỹ thuật "vang, rền, nền, nẩy" vốn đã làm nên giá trị đặc sắc của dân ca Quan họ hiện đang lưu tồn trong trí óc và trái tim say nghề của các cụ "Liền anh, Liền chị" nay đã trạc tuổi 70 đến 90 rất cần được trao truyền và tiếp nối.

Thực hiện Luật Di sản văn hóa và Quyết định của UNESCO về "Thiết lập Hệ thống Báu vật Nhân văn sống", được sự hỗ trợ của Văn phòng UNESCO Hà Nội, năm 2003 Cục DSVH đã phối kết hợp với Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Bắc Ninh triển khai đề án thí điểm nghiên cứu xây dựng danh sách nghệ nhân Quan họ và đã chọn ra được danh sách 6 cụ đại diện cho lối ca Quan họ cổ của tỉnh Bắc Ninh. Dự án nhằm mục đích tôn vinh và hỗ trợ nghệ nhân, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ DSVHPVT Quan họ.

Tháng 9 năm 2005, Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước năm 2003 của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Tháng 4/2006, Công ước này chính thức có hiệu lực.
Từ năm 2002, Chính phủ đã giao cho Bộ Văn hóa - Thông tin lập hồ sơ khoa học về “Dân ca Quan họ Bắc Ninh”. Hồ sơ này đang được các cơ quan, tổ chức và cộng đồng địa phương tích cực xây dựng để trình UNESCO đăng ký vào “Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Theo dsvh.gov.vn
Share:
Continue Reading →

HỒ TRÚC BẠCH Ở HÀ NỘI



Hồ Trúc Bạch là địa danh thắng cảnh nổi tiếng tại thủ đô Hà nội. Hồ Trúc Bạch nằm sát Hồ Tây được phân chia bởi đường Thanh Niên với hàng phượng vĩ rực đỏ vào mùa hè.Quanh hồ là cây xanh bốn mùa với những quán cà phê yên bình và khách sạn 5 sao Pan Pacific soi bóng.

Xưa kia đây là góc phía Đông nam của Hồ Tây, và nơi đây cá tụ về rất nhiều nên dân làng xung quanh ngăn lại thành con để nhỏ để bắt cá gọi là đường Cổ Ngư - là đường Thanh Niên ngày nay.

Ảnh sưu tầm
 
Đến thế kỷ 18, chúa Trịnh Giang cho xây cung điện nghỉ mát tại đây có tên gọi Trúc Lâm, sau này lại trở thành nơi giam giữ các cung nữ phạm tội. Họ sống bằng nghề dệt lụa để kiếm sống. Lụa dệt có chất lượng cao và đẹp nên nổi tiếng khắp Hà thành. Do đó khu này có tên Trúc Bạch để ghép ý làng Trúc dệt lụa (Bạch).

Có nhãn bia nổi tiếng của Hà nội cũng mang tên Trúc Bạch, phố Trúc Bạch...Từ bên hồ chúng ta có thể chụp ảnh và tham quan Hồ Tây, chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, quảng trường Ba Đình, vườn hoa Lý Tự Trọng....


                                                                               Ảnh sưu tầm

Tham quan Hà nội 1 ngày là đã có chương trình này, hoặc bạn có thể đi bằng xe điện từ phố cổ theo tour 4h quanh Hà nội
Share:
Continue Reading →

TRANG PHỤC ÁO DÀI VIỆT NAM


Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng, 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Ảnh sưu tầm

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hóa và bản sắc dân tộc.

Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tấm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức họa tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.

Nguồn sưu tầm
Share:
Continue Reading →

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên


Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc này là 17 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asian) và Nam đảo (Austronesian) sống trên khu vực cao nguyên trung bộ của Việt Nam.

Các cộng đồng cư dân nơi đây chủ yếu sống bằng canh tác nông nghiệp truyền thống. Họ đã phát triển nhiều loại hình nghề thủ công, sáng tạo ra nhiều phong cách trang trí và các kiểu nhà ở truyền thống độc đáo của mình.


Ảnh sưu tầm

Tín ngưỡng chủ đạo của cư dân nơi đây xuất phát từ tục thờ cúng tổ tiên, shaman giáo và thờ cúng vật linh. Gắn bó mật thiết với cuộc sống hằng ngày của cư dân và chu kỳ các mùa trong năm, những tín ngưỡng này hình thành nên một thế giới thần bí, nơi mà những chiếc cồng chiêng là chiếc cầu nối thông linh giữa con người, thần linh và thế giới siêu nhiên. Chứa đựng bên trong mỗi chiếc chiêng, chiếc cồng là một vị thần. "Cồng chiêng càng già thì thần linh càng mạnh và càng thiêng"*. Hầu như nhà nào cũng có cồng chiêng, thậm chí có gia đình có tới vài bộ. Điều này thể hiện sự giàu có và quyền thế, đồng thời cũng là vật che chắn, bảo vệ cho gia đình.

Bao ngàn đời nay, cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả, v.v. cho đến lễ cúng máng nước, mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới, v.v...

Có giả thuyết cho rằng văn hóa cồng chiêng bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn, là nền văn hóa đồng thau xuất hiện tại Đông Nam Á. Cồng chiêng của Việt Nam rất đặc trưng so với cồng chiêng ở những khu vực khác do tính cộng đồng rất cao. Điều này thể hiện ở việc mỗi nhạc công đánh một chiếc. Từng thành viên trong dàn nhạc nhớ rõ từng tiết tấu của từng bài chiêng trong mỗi nghi lễ và kết hợp hài hòa với các nhạc công khác cùng chơi. Tùy theo từng nhóm dân tộc, cồng chiêng được đánh bằng dùi hoặc bằng tay; mỗi dàn cồng chiêng có khoảng từ 2 đến 13 chiếc có đường kính dao động từ 25 đến 120 cm.
Xưa nay, người Tây Nguyên không tự chế tác mà mua cồng chiêng của người Kinh từ các vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, dân tộc Lào hoặc Campuchia, rồi về nắn chỉnh lại để có được âm thanh mong muốn. Mỗi một làng bản đều có một người chuyên lên chiêng (hay còn gọi là người chỉnh chiêng).

Các quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội và tín ngưỡng đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của các cộng đồng nơi đây. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ mai một rất lớn. Việc gìn giữ và chuyển giao các tri thức và bí quyết về cồng chiêng lại cho thế hệ tương lai gặp rất nhiều khó khăn. Phần vì nhiều nghệ nhân nắm giữ bí quyết qua đời, nhiều người không còn biết hết các nghi lễ truyền thống, thế hệ trẻ ít hoặc không quan tâm đến cồng chiêng do sức hút mạnh mẽ của cuộc sống hiện đại và văn hóa du nhập. Ở nhiều nơi, cồng chiêng bị tước khỏi ý nghĩa nguyên bản và không gian văn hóa linh thiêng. Cồng chiêng trở thành những vật buôn bán trao đổi, tái chế phục vụ cho các mục đích khác.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại, bên cạnh niềm tự hào là một trách nhiệm hết sức nặng nề và to lớn. Cồng chiêng vốn là tài sản vô giá, được các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay. Chính vì vậy, đối mặt với những thử thách đó, Bộ Văn hóa - Thông tin đang chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng với cộng đồng có những hành động cụ thể nhằm khôi phục các giá trị truyền thống, trả lại cho cồng chiêng linh hồn và cuộc sống đích thực của nó.
GS.TSKH Tô Ngọc Thanh
Share:
Continue Reading →

Món ăn dân tộc độc đáo ngày tết



(Tạp chí Du lịch) - Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất của các dân tộc Việt Nam. Mọi người dân trên khắp các vùng miền lại chuẩn bị những món ăn ngon truyền thống, mang hương vị độc đáo riêng của dân tộc mình.

Dân tộc Kinh

Đối với người Kinh, mâm cỗ ngày tết là một trong những nét đẹp truyền thống vào những ngày đầu năm.

Người miền Bắc thường chuẩn bị mâm cơm ngày tết có sự hòa quyện sắc màu của các món ăn như: màu xanh của bánh chưng xen lẫn màu đỏ của xôi gấc, vàng của măng, trắng hồng của giò lụa… Trong mâm cơm ngày tết của người miền Bắc cũng không thể thiếu món gà luộc, nem rán, dưa hành…

Các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung không thể thiếu bánh tét, nem chua, thịt ngâm mắm, chả bò, dưa món, thịt ngâm mắm... Đặc biệt, tôm chua là món ăn không thể thiếu trong những ngày tết của người miền Trung.

Thông thường, mâm cỗ của người miền Nam vào ngày tết sẽ gồm có: bánh tét, củ kiệu trộn tôm khô, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, lạp xưởng… Mỗi món ăn đều mang một màu sắc và hương vị riêng tạo nên mâm cỗ tết ngon miệng và hấp dẫn.



Dân tộc Mông

Ba món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Mông đó chính là thịt, rượu và bánh ngô. Vào những ngày cúng đầunăm, trong nhà người Mông luôn có một mâm bánh giầy được làm từ những hạt gạo nếp nương ngon nhất.

Dân tộc Thái

Cá là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Thái, nhất là trong những ngày tết. Khi bắt cá về, người ta chọn con cá to nhất để nướng nguyên con làm con cá đầu mâm cỗ. Những con cá còn lại được chế biến thành nhiều món ngon như: cá đồ, cá sấy, cá nướng, cá sả, cá độn cơm, cá mọc, cá gói vùi tro bếp… Đặc biệt, món pa lạp là món ăn độc đáo thường làm để thết đãi khách quý khi đến chơi nhà.

Dân tộc Nùng

Ngoài bánh chưng, người Nùng còn có bánh cao (còn gọi là bánh khảo) được coi là món ăn không thể thiếu để tiếp khách vào dịp tết. Người Nùng cũng có bánh tro trong suốt như mật ong, khi ăn chấm với mật, rất được mọi người yêu thích và muốn thưởng thức.


Dân tộc Dao

Tết đến, mỗi gia đình người Dao đều có vại thịt lợn chua (gọi là ò sui). Món ăn này rất bình dị, dân dã, nhưng không thể thiếu trong những ngày tết. Ò sui ăn kèm với lá lốt chấm chanh ớt mới cảm nhận được hết sự đậm đà của thịt ướp muối.

Dân tộc Châu Ro

Đối với đồng bào dân tộc Châu Ro, Tết có món bánh kép, cơm lam, thịt nướng xiên, nhâm nhi ché rượu cần bên bếp lửa hồng.

Dân tộc Cơ Tu

Những món ăn trong ngày Tết của người Cơ Tu thường có cơm lam, bánh sừng trâu, thịt gác bếp… Không đơn thuần là ẩm thực, những món ăn này còn gửi gắm ước vọng ấm no trong những ngày đầu năm mới.

Những món ăn độc đáo ngày tết cũng có thể kể đến bánh chưng đen của người Tày, gỏi kiến bóp chua của người Ba Na, xôi ngũ sắc của người Tày…

Theo vtr.org.vn / Tùng Chi
Share:
Continue Reading →