Năm du lịch quốc gia Hoa Lư - Ninh Bình

 Sự kiện lớn về du lịch - Năm du lịch quốc gia 2021 được tổ chức tại Hoa Lư, Ninh Bình diễn ra vào 20/4/2021. Sự kiện này không chỉ tốt cho du lịch Ninh Bình mà còn cho cả ngành du lịch không khói của cả nước.

Ảnh sưu tầm

 Ninh Bình cách không xa Hà nội, chỉ khoảng 100 km về phía Nam, nơi có rất nhiều tiềm năng du lịch như văn hóa, thắng cảnh, sinh thái...và là điểm đến không thể bỏ qua khi bạn muốn trải nghiệm tour tại ngoại thành Hà nội.

Ảnh sưu tầm

Những điểm đến ở Ninh Bình như Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long - Kênh Gà, Rừng quốc gia Cúc Phương, khu sinh thái Thung Nham, Nhà thờ đá Phát Diệm, Đan Viện Châu Sơn, Tràng an - Bái Đính, Hang Múa....

Share:
Continue Reading →

Nhà Cổ Tấn Ký ở Hội An

 Đến với phố cổ Hội an, di sản văn hóa thế giới từ năm 1999, bạn không nên bỏ qua ngôi nhà cổ Tấn Ký được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Ngôi nhà được xây tại 101 Nguyễn Thái Học, một mặt hướng phố và một mặt sau hướng sông thuận tiện cho việc buôn bán trên bến dưới thuyền xưa kia.

Ảnh sưu tầm

Ngôi nhà cổ Tấn Ký được chủ nhà, đến nay là đời thứ 8 chăm chút cẩn thận nên kiến trúc vẫn như xưa. Phong thủy ngôi nhà rất tốt cho kinh doanh vì hai mặt giáp phố và giáp sông là thuận nhất khi xưa. 

Ngôi nhà mang kiến trúc Nhật và Trung Hoa do xưa kia cộng đồng buôn bán đến Hội an từ những nước này. Mái nhà hình mai cua được chống đỡ bởi những cột kèo chắc chắn. Những bài thơ chữ Hán được khảm bằng vỏ trai trên các bức tranh gỗ. 

                                                                       Ảnh sưu tầm

Nguyên liệu chính dựng lên ngôi nhà là gỗ quý, gạch lát Bát Tràng, ngói âm dương, và những nội thất là bàn ghế, giường tủ thời xưa bằng gỗ tốt, gốm sứ cổ, tranh khắc và trạm gỗ cũng như sơn mài....Ngôi nhà rất thoáng và đầy ánh sáng do cửa ra vào nhiều và rộng, giữa khoảnh đất là giếng trời đón gió và nắng. 

Nhà cổ Tấn Ký được công nhận là di tích văn hóa ở Hội an. 

Share:
Continue Reading →

Lễ hội Hoa Lư diễn ra khi nào

Hàng năm đến hẹn lại lên, vào thời điểm từ 9 - 11 tháng ba Âm lịch thì tại cố đô Hoa Lư lại tưng bừng vào hội. Lễ hội được tổ chức tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Năm 2021 này cũng là kỷ niệm 1053 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế. 

Ảnh sưu tầm

Lễ hội là dịp tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền nhân đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, tình yêu nước và đoàn kết dân tộc. 

Lễ hội bao gồm những nghi lễ long trọng, những trò chơi dân gian trên bến và dưới nước hấp dẫn. 

Share:
Continue Reading →

Thăm Hội quán Quảng Đông ở Hội an

 Hội quán Quảng Đông nằm ở 176 Trần Phú, gần chùa Cầu với trang trí nổi bật và kiến trúc đặc sắc được xây dựng bởi những người Hoa đến đây kinh doanh từ Quảng Đông. 

Hội quán Quảng Đông - Ảnh sưu tầm

Hội quán được xây dựng từ năm 1855 và trùng tu năm 1915, gần đây vào năm 1990. Công trình kiến trúc được trang trí đa sắc màu với màu đỏ chủ đạo, hoa văn rồng phượng...Gian chính giữa thờ Quan Công người có 5 tính cách cao quý mà những người kinh doanh chân chính thành đạt nên học tập. Hai bên điện là các vị thánh. 

Nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật như 4 bức tranh sơn mài, đồ gốm men ngọc, lư hương bằng đồng cao 1,6 mét và rộng 0,6 mét. Hàng năm cứ đến ngày rằm tháng giêng là diễn ra sự kiện lễ cầu may đầu năm tại đây.

Vietindo Travel 

Share:
Continue Reading →

Xóm Đá Bia bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường để phát triển du lịch

(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị Vân, thành phố Hải Phòng chia sẻ: "Còn một đoạn xa nữa chiếc thuyền mới tiến vào bờ, xa xa tôi đã nhìn thấy những người phụ nữ với trang phục truyền thống của người Mường đứng đợi bên bờ. Thấp thoáng là những ngôi nhà sàn mái lá nằm lấp mình bên dòng sông Đà thơ mộng. Khi thuyền của chúng tôi tiến vào bờ, những cô gái Mường duyên dáng tay đánh chiêng nở nụ cười chào đón chúng tôi”.

Sự độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc Mường được người dân xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc) bảo tồn để làm du lịch cộng đồng. Nếp nhà sàn, tiếng chiêng, điệu múa xòe; ẩm thực hay phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống của người Mường tạo nên sức hút đặc biệt đối với khách du lịch. Hiện nay, tại xóm Đá Bia có 5 hộ làm du lịch cộng đồng, nhưng 100% người dân trong xóm đã cùng hỗ trợ các hộ làm du lịch với mong muốn quảng bá sự độc đáo của văn hóa Mường Ao Tá tới du khách.

Những cô gái Mường duyên dáng đón khách đến tham quan xóm Đá Bia, Tiền Phong, Đà Bắc

Bất kỳ ai khi đặt chân đến với Đá Bia (Tiền Phong) đều muốn tìm hiểu về phong tục tập quán, các truyền thuyết độc nhất của người Mường Ao Tá. Người Mường Ao Tá có nhiều truyền thuyết độc đáo chứa đựng sự huyền bí mà không ai có thể giải thích được đó là "Quán tự giác”. "Quán tự giác” được coi là "Siêu thị đầu tiên của người Mường Hòa Bình”. Mọi người buôn bán, mua hàng theo tính tự giác: Tại Quán tự giác có một bảng giá chi tiết cho từng sản phẩm được người bán treo tại quán. Người mua chỉ cần nhìn vào bảng giá rồi tự giác bỏ tiền mua hàng vào giỏ. Các mặt hàng chủ yếu được bà con đem bán là sản phẩm địa phương như trứng gà, thịt trâu khô, rau, củ, quả, một số mặt hàng lưu niệm. Theo các cụ cao niên trong xóm: Nếu ai đến mua hàng không tự giác bỏ tiền vào giỏ mà có ý đồ gian lận không trả tiền sẽ không ra khỏi được xóm Đá Bia. Cứ như thế, theo thời gian, quán tự giác được người Mường Ao Tá giữ gìn để bán sản phẩm. Khách du lịch cũng rất thích thú với hoạt động trải nghiệm đi siêu thị của người Mường.

 Với mong muốn giới thiệu tới du khách những nét văn hóa truyền thống của người Mường, người dân Đá Bia đã thành lập được đội văn nghệ riêng, đầu tư bài bản từ trang phục, nhạc cụ tới các tiết mục để phục vụ du khách. Khi mới đặt chân tới xóm, người dân trong xóm với trang phục truyền thống của người Mường sẽ đón khách bằng tiếng chiêng. Tiếng chiêng trầm bổng hân hoan thay cho lời mời của gia chủ đón khách vào nhà.

Khách đến Đá Bia được ngủ trong những ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường. Sự độc đáo trong kiến trúc nhà sàn là di sản văn hóa được người Mường giữ gìn. Nhà sàn người Mường được mô phỏng theo hình dáng "con rùa”, 4 chân là 4 cột cái, mái sương là mái nhà, xương sống là đòn nóc, đầu rùa là cửa chạn. Lối kiến trúc này thể hiện sự trường tồn và nét đặc trưng văn hóa của người Mường. Chính sự độc đáo đó mà xóm Đá Bia luôn nỗ lực vận động người dân trong xóm giữ gìn nếp nhà sàn truyền thống. Những ngôi nhà sàn nằm sát nhau không cần sự ngăn cách của tường bao hay hàng rào tạo nên một không gian thân thiện, gắn bó giữa các gia đình với nhau. Tìm hiểu về các sinh hoạt văn hóa diễn ra trong không gian nhà sàn sẽ tạo cho du khách một cơ hội để có được những trải nghiệm vô cùng thú vị.

Bên cạnh đó, ẩm thực của người Mường cũng được người dân Đá Bia khai thác để phục vụ khách du lịch. "Homestay của gia đình tôi tiếp đãi khách bằng những món ăn truyền thống có hương vị đậm đà, ấn tượng. Những món ăn của người Mường hướng tới mục đích chữa bệnh cho người dân. Các món ăn như: rau đồ, cá đồ, măng rừng luộc... 5 hộ làm du lịch cộng đồng của xóm Đá Bia đã tận dụng, khai thác những thực phẩm truyền thống, sẵn có của địa phương như cá sông, rau rừng, gà vườn… Đồ dùng sử dụng trong mâm cơm chúng tôi sử dụng hướng tới sự chan hòa với thiên nhiên như đũa tre, giỏ tre đựng xôi, ống đựng đũa, niêu đựng canh. Các hoạt động trải nghiệm cho khách du lịch đi hái rau, hái măng, bắt cá… Vào bếp chế biến món ăn cùng gia chủ thực sự hấp dẫn khách du lịch” - Chị Lò Thị Trang, chủ Lake View Homestay chia sẻ.

Với sự độc đáo trong văn hóa, sự thân thiện trong giao tiếp, ứng xử xóm Đá Bia trở thành điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch. Tháng 1/2019, khu du lịch cộng đồng xóm Đá Bia vinh dự nhận giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN. Từ năm 2014 đến năm 2018, khu du lịch xóm Đá Bia đã đón 183 đoàn khách, thu hút 2.110 lượt khách trong nước và quốc tế. Trong 4 tháng đầu năm 2019, xóm Đá Bia đón 785 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 451 lượt; khách lưu trú là 300 lượt.

Thu Thủy - Báo Hòa Bình
Share:
Continue Reading →

Đá Bia - một ngày không... wifi

(HBĐT) - Đá Bia (nay là xóm Đức Phong) - điểm du lịch cộng đồng thuộc xã Tiền Phong (Đà Bắc) không chỉ có núi non hùng vĩ, sông nước hữu tình, con người thân thiện, hiền hòa mà còn có điều đặc biệt, giờ không ở mấy đâu có...

Đá Bia - nơi núi rừng tỏa hương sắc

Để đến Đá Bia có thể đi bằng đường thủy và bộ. Thời điểm này thuận nhất là đi đường thủy trên lòng hồ sông Đà, nhưng đi đường bộ cũng là một lựa chọn không tồi. Bởi nhiều người cho rằng đi đường bộ là đẹp nhất. Tuy đường xấu vì nhiều đoạn đang được sửa chữa, làm mới nhưng sẽ cảm nhận rõ nét nhất vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của sông núi, mây trời; vẻ đẹp của những bản làng ven hồ với con người thân thiện, gần gũi...


 
Từ lâu, Đá Bia đã được coi là một trong những điểm đến thú vị cho những người thích khám phá. Cô gái Mường Ao Tá Bùi Thị Nhềm - một trong những người đầu tiên làm du lịch cộng đồng ở Đá Bia chia sẻ: Trước đây, Đá Bia là một xóm nhỏ với vài chục hộ dân. Khi chưa có đường nơi đây là một ốc đảo biệt lập bởi núi rừng và sông nước. Đến đây chỉ duy nhất đi bằng thuyền trên lòng hồ sông Đà. Đường bộ vào xóm mới có 3 - 4 năm nay. Do vậy, Đá Bia vẫn còn giữ nguyên những nét mộc mạc, hoang sơ, không bụi bặm, không ồn ào. Gần đây, được sự hỗ trợ, đầu tư, Đá Bia đang chuyển mình trong diện mạo mới, trở thành một điểm du lịch homestay hấp dẫn những người thích trải nghiệm, khám phá. Ở Đá Bia không chỉ có những con đường chui sâu vào tán rừng, hồ rộng, nước xanh, mây trắng. Mà ở đây có những con đường đi bộ xuyên rừng rất đẹp với con suối nước trong vắt chảy từ trong rừng ra. Hơn thế nữa, đến đây còn gặp những nụ cười hồn hậu, thân thiện, những cái bắt tay nồng ấm, chân tình, lòng hiếu khách của người dân.

Chẳng vậy mà nhiều người khi đến Đá Bia thì vùng vằng: Biết đường xa, đi lại khó khăn thế này chẳng đi nữa. Nhưng khi đến rồi thì không kìm được sự phấn khích: Đá Bia thực sự mang lại những trải nghiệm đáng nhớ như tour đi bộ trecking xuyên rừng, khám phá cuộc sống những bản làng xung quanh; đi câu, đánh bắt cá, ăn cơm đồ, ngủ nhà sàn... Cảm nhận này nói như ông Yves Perrin, một du khách đến từ Pháp thì: Cũng là lên non. Nhưng ở đây có non, có nước, có sự đa dạng của cảnh quan với cỏ cây, hoa, lá, bến thuyền mà ai đến một lần cũng sẽ nhớ. Lòng hiếu khách, sự chân thành của những người dân ở Đá Bia cho chúng tôi cảm giác mình không còn là những vị khách mà giống như một thành viên của xóm, bản. Văn hóa, tập tục của người dân nơi đây cũng là một bất ngờ không nhỏ. Tới đây, chúng tôi được thoải mái là mình, quên đi sự bộn bề của cuộc sống. Đáng là một chuyến đi, một sự trải nghiệm...


Và còn nhiều những cảm nhận đặc biệt của du khách khi đến đây. Đỗ Thị Phương Anh theo bố mẹ từ tỉnh Thái Bình lên chia sẻ: Em đã đi một chặng đường dài 6 tiếng đồng hồ để đến đây. Tuy rất mệt nhưng cũng thật thoải mái vì không khí trong lành và sự nhiệt tình, hiếu khách của người dân. Món ăn ở đây rất ngon, có nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị như chèo thuyền kayak trên hồ vào cuối chiều; đạp xe xuyên rừng trong nắng sáng...


Một ngày không... wifi


Ngoài phong cảnh, hương sắc tự nhiên chưa hề có sự tác động của con người thì sự thân thiện, dễ mến của người dân Đá Bia cùng những hoạt động, trải nghiệm trong suốt thời gian du khách lưu trú đã tạo nên những ấn tượng tốt đẹp. Đặc biệt, những chiếc điện thoại - vốn là vật bất ly thân của hầu hết mọi người đã tạm rời xa chủ nhân. Theo chị Bùi Thị Nhềm, ở Đá Bia không phải không có mạng di động. Mới đây, internet cũng đã được kéo về đến bản. Thế nhưng những hoạt động trải nghiệm thú vị đã tạo sự gắn kết mọi người với nhau, làm cho họ quên đi những chiếc điện thoại di động. Ngay cả trong những bữa ăn, những chiếc điện thoại di động cũng đều được khách để sang một bên để mọi người trở nên gần gũi, thân thiết.


Điều này đã làm cho hầu hết những người đến đây thích thú. Như cặp đôi Kry và Teresa đến từ Adelaide (Austrailia) chia sẻ: No wifi, no problem (Không wifi, không vấn đề). Minh Anh, du khách đến từ Hải Phòng bày tỏ: Ở đây không có wifi nhưng tôi chợt nhận ra đó không phải vấn đề. Thậm chí, có người còn bày tỏ sự cảm ơn khi ở đây không tồn tại thứ công nghệ hiện đại này như Konzi - du khách đến từ Đức khi cô chia sẻ: No wifi. Thanks you! (không wifi, cảm ơn các bạn). Còn anh Vũ Việt Hùng, du khách đến từ Thủ đô Hà Nội thì phấn khích: Rời Thủ đô ồn ào chúng tôi về Đá Bia. Ở đây mọi thứ thật lạ và tuyệt vời. Chúng tôi đã có thời gian rất vui vẻ. Mặc dù thiếu công nghệ nhưng những trải nghiệm cuộc sống của những người dân nơi đây mới là điều đáng trân quý.


Bởi thế họ mới đến đây. Cũng chỉ đơn giản là thưởng thức một buổi sáng yên bình từ tiếng gà gáy khi trời còn tờ mờ sáng. Thức dậy hít hà sương sớm với cảm giác khoan khoái lạ thường. Làng ven sông, mặt nước tĩnh mịch vẫn còn lưu luyến hơi sương yên bình. Về Đá Bia để thả hồn vào sông nước và nâng chén rượu nồng cùng những người dân hồn hậu, chất phác, để có một ngày "no wifi” vốn là một điều có lẽ đã từng bị lãng quên...

Vũ Phong - Báo Hòa Bình


Xem thêm tour du lịch cộng đồng bên hồ sông Đà - Hòa Bình
Share:
Continue Reading →

Khám phá bản Ké

(HBĐT) - Cách thị trấn Đà Bắc khoảng 10km, nằm trên lòng hồ góc tận cùng của vịnh Hiền Lương là xóm Ké. Nơi đây sinh sống của cộng đồng người dân tộc Mường vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của người Mường, cùng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng tạo nên sức hút của điểm du lịch cộng đồng.


Đến với xóm Ké, du khách được trải nghiệm đạp xe đạp hoặc đi bộ thăm bản, thưởng thức các món ăn đặc sản vùng sơn cước, nghỉ tại nhà dân, xem biểu diễn văn nghệ, tắm lá thuốc dân tộc, trải nghiệm bơi bè mảng, chèo thuyền Kayak ngắm hồ, thăm trung tâm nuôi cá giống, thăm đền Đôi Cô linh thiêng, đắm mình trong dùng nước mát lành của Thác Suối Trạch… tất cả những vẻ đẹp của xóm ké đang chờ du khách tới khám phá. 


Đây là nơi còn có nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái gắn với du lịch cộng đồng người Mường.
Share:
Continue Reading →

Phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia

(HBĐT) - "Đến năm 2020, khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành KDL quốc gia (QG). Đến năm 2030, KDLQG hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Hòa Bình, là 1 trong 12 KDLQG trọng tâm của vùng trung du miền núi Bắc Bộ”. Đây là mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG hồ Hòa Bình đến năm 2030.

Hướng tới mục tiêu quan trọng này, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 14, ngày 22/6/2017 về phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDLQG (NQ 14). Trong 3 năm (2017 - 2020), các cấp, ngành, địa phương, tổ chức CT-XH đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển KDL hồ Hòa Bình tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Biến quyết tâm chính trị thành hành động cụ thể, BTV Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương, tổ chức CT-XH khẩn trương vào cuộc, triển khai đồng bộ 10 nhóm giải pháp trong NQ 14. UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDLQG. Hòa chung quyết tâm của toàn tỉnh, tại các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu và TP Hòa Bình là những địa phương có hồ Hòa Bình, các cấp ủy, chính quyền đã nghiêm túc quán triệt triển khai NQ, khẩn trương ban hành chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra


Đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Bí thư Huyện ủy Đà Bắc cho biết: Đà Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Trong đó, hồ Hòa Bình trải rộng mênh mông hòa quyện với núi non trùng điệp, tạo nên bức tranh "hồ trên núi” sơn thủy hữu tình. Xác định đây là lợi thế nổi bật để khai thác thành sản phẩm du lịch đặc trưng, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã, đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch phát triển, với giá trị cốt lõi là du lịch hồ Hòa Bình gắn với các sản phẩm đặc trưng của du lịch cộng đồng.
 
Nội dung này đã được Huyện ủy Đà Bắc nhấn mạnh khi ban hành Nghị quyết số 09 về phát triển du lịch huyện giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030; UBND huyện phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp tục tạo thêm động lực để đẩy mạnh công tác phát triển du lịch, huyện thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch thực hiện chức năng tuyên truyền, quảng bá, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để phát triển du lịch trên địa bàn. 

Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý, quảng bá du lịch, huyện thành lập Công ty CP Du lịch cộng đồng Đà Bắc - đơn vị thực hiện chức năng quản lý, kinh doanh, phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện. Cùng với đó, công tác ANTT, đảm bảo an toàn cho du khách tại các khu, tuyến, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và hướng dẫn thủ tục, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh du lịch theo quy định đối với các khu, điểm du lịch và các cơ sở lưu trú trên địa bàn được thực hiện tốt.


Cũng như huyện Đà Bắc, các địa bàn có hồ Hòa Bình đã tích cực triển khai các nhóm giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của KDL hồ Hòa Bình. Nhìn chung, các địa phương đều bám sát 10 nhóm giải pháp trọng tâm đã được chỉ đạo tại NQ 14. Trên phạm vi toàn tỉnh, 3 năm đầu thực hiện NQ 14 ghi nhận sự vào cuộc quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Như tại cấp tỉnh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh được phân công trực tiếp chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh, trong đó có chỉ đạo triển khai một số dự án đầu tư du lịch trên KDL hồ Hòa Bình; chỉ đạo một số địa phương thành lập đoàn công tác hỗ trợ doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi cho dự án sớm đi vào hoạt động…

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương và tổ chức liên quan, sau 3 năm triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển KDL hồ Hòa Bình, nơi đây đã có nhiều khởi sắc. Đối chiếu với 5 điều kiện công nhận KDLQG, theo đánh giá của UBND tỉnh, đến nay, KDL hồ Hòa Bình đã đạt 2 điều kiện: Một là, có ít nhất 2 tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên du lịch cấp quốc gia; có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Hai là, có trong danh mục các khu vực tiềm năng phát triển KDLQG được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối với 3 nhóm điều kiện còn lại, KDL cơ bản bước đầu đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; hệ thống cơ sở lưu trú đáp ứng tối thiểu 300.000 lượt khách lưu trú mỗi năm; có hệ thống điện lưới, cung cấp nước sạch; nội quy, hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về KDL; cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch; một số điều kiện về ANTT, bảo vệ môi trường… 

Các điều kiện chưa đạt đồng thời là trọng tâm đầu tư trong thời gian tới được xác định là: Chưa có các cơ sở lưu trú du lịch được công nhận hạng từ 4 sao trở lên; chưa có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia; chưa có hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải tập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm chưa đạt theo quy định…

Thu Trang - Báo Hòa Bình
Share:
Continue Reading →

Kon Tum đăng cai tổ chức Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch vùng Tây Nguyên lần thứ I-2021

Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Bình- Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa trao đổi với phóng viên Báo Kon Tum.

Theo đó, Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I-2021 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum và UBND tỉnh các tỉnh Tây Nguyên dự kiến tổ chức tại tỉnh Kon Tum từ ngày 28-30/5/2021 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước”. Tham gia sự kiện này dự kiến có trên 1.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các dân tộc đến từ 7 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Quảng Nam và Bình Phước.

Trình diễn múa xoang tại Lễ hội đường phố trong khuôn khổ các hoạt động Tuần lễ VHTTDL các tỉnh Tây Nguyên năm 2016

Trong khuôn khổ Ngày hội, sẽ diễn ra nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc như: trình diễn, giới thiệu văn hóa ẩm thực đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc của mỗi địa phương; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc, diễn tấu cồng chiêng; trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc; độc tấu, hòa tấu nhạc cụ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc; hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, bắn ná, leo cột mỡ, nhảy bao bố; triển lãm đặc trưng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên qua hình ảnh, hiện vật, trang phục, nhạc cụ dân tộc, chữ viết, sách cổ, các sản phẩm văn hóa dân tộc tiêu biểu; tổ chức đoàn Famtrip (các doanh nghiệp lữ hành trong nước) khảo sát du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại tỉnh Kon Tum... kết hợp với các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Tây Nguyên, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tạo động lực đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh quá trình xây dựng các khu du lịch trọng điểm tại các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Quang Định - Báo Kontum
Share:
Continue Reading →

Chùa Cầu Nhật ở Hội an

 Khoảng 400 năm trước, vào thế kỷ thứ 17, cộng đồng người Nhật sinh sống và kinh doanh ở Hội an đã cho xây dựng một cây cầu có mái ngói che bắc qua sông Hoài chảy ra sông Thu Bồn nơi thương cảng quốc tế của phố Hội sầm uất lúc bấy giờ.

Ảnh - sưu tầm

It lâu sau đó vào khoảng năm 1653 người ta cho dựng thêm phần chùa ngay sát bên cầu, và từ đó người dân gọi đây là Chùa Cầu ở Hội an. Theo truyền thuyêt thì ngôi chùa như là phong thủy trấn yếm trên lưng con quái vật Namazu để đuôi nó không thể quẫy gây ra những trận động đất Ngôi chùa thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban phước lành và hạnh phúc cho con người.

Cây cầu dài 18m, trên lợp mái ngói vẩy âm dương đẹp mắt, uốn vồng mềm mại qua con sông nhỏ, giữa là cầu làm bằng gỗ, bên trước mặt có lan can bảo vệ. Du khách có thể đứng trên cầu chụp ảnh. Qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa Cầu vẫn giữ kiến trúc cổ kính xưa mang đậm dấu ấn Nhật Bản. 

Hai phía đầu cầu có những bức tượng Chó và Khỉ. Gỉa thiết rằng cây cầu được xây vào năm Tuất và hoàn thành vào năm Thân, hoặc đây là những linh vật mà người Nhật yêu thích mang lại may mắn. 

Vietindo Travel

Share:
Continue Reading →

Cổng Tò vò ở Đảo Lý sơn

 Nét đặc biệt ở cụm đảo Lý sơn là có khá đầy đủ các kiểu loại núi lửa và sản phẩm núi lửa. Thới Lới, Giếng Tiền là những núi lửa tro bụi. Hòn Sỏi, Hòn Vung là những nón xỉ, nón sỏi điển hình. Ngược lại Hòn Tai vừa tạo nón xỉ vừa sinh ra một lượng lớn dung nham phun trào.

Ảnh sưu tầm

Nằm ở phía tây bắc đảo Lớn, đá basalt màu xám đen, chỗ xốp, chỗ đặc ở cổng Tò vò là một sản phẩm phun trào điển hình, thậm chí là phun trào trong nước biển. Dài hơn 40m, cao 3,5m, chỗ rộng nhất khoảng 8m, hẹp nhất 1,5m, có thể đó là phần sót lại của một lưỡi dung nham bị mài mòn khá bằng phẳng bởi mực nước biển trong quá khứ khoảng 4000 năm trước. 

Dưới tác động của sóng biển hiện tại, phần dưới của thềm bị sập đổ, chừa lại mái vòm khá chênh vênh, tạo nên một cảnh tượng đặc sắc, nhất là vào lúc hoàng hôn. Các phần khác của diện lộ đá basalt ở đây cũng đang bị bào xói, làm nên một bậc thềm mài mòn nữa ở ngay mực nước biển hiện tại.

Sưu tầm Trip.net.vn

Share:
Continue Reading →

Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Phan Thiết

 Đến với Bình Thuận bạn có thể chứng kiến hình thức văn hóa đậm chất sông nước khi tham gia lễ hội đua thuyền diễn ra vào mồng 2 Tết nguyên đán với hai hình thức là đua thuyền và đua thúng.

Ảnh sưu tầm

Trong cái nắng ấm của mùa xuân, dòng Cà Ty bỗng chốc trở lên lộng lẫy, náo nhiệt bởi tiếng hò reo cổ vũ của hàng vạn khán giả xem hội. Dòng sông dậy sóng bởi hàng trăm tay chèo khỏe khoắn của các đội đua là những ngư nhân miền biển vốn thạo nghề sông nước.

                                                                        Ảnh sưu tầm

Lễ hội mừng xuân như những nốt nhạc vui hòa vào bài ca nhịp nhàng của thành phố Phan Thiết - Bình Thuận đang trên đà phát triển hướng đến tương lai.

Binh Thuan tourism

Share:
Continue Reading →

Những điều kiện để Đà Lạt trở thành nơi nghỉ dưỡng số 1

 Đà Lạt được đặt dấu mốc thời gian năm 1893 do bác sỹ Alexandre Yersin lần đầu tiên đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên. Vùng đất này vốn là nơi cư trú của người Lạch. 

Ảnh sưu tầm

Nhưng lý do nào mà toàn quyền Đông Dương lúc đó muốn lệnh cho đi tìm những nơi đồi núi cao như vậy? Đó là họ muốn tìm nơi có khí hậu như châu Âu để công chức và binh lính Pháp nghỉ dưỡng trong những ngày nắng nóng và tránh các bệnh nhiệt đới cũng như hồi phục sức khỏe.

Vậy người ta đặt cho tiêu chuẩn miền đất hứa này là gì? Và Đà Lạt đã đáp ứng được đủ những yêu cầu đó và nó đã sớm trở thành thủ đô mùa hè của Đông Dương lúc bấy giờ. Đó là:

                                              Ảnh sưu tầm

Độ cao tối thiểu 1200 mét, nguồn nước dồi dào, đất đai trồng trọt được, khả năng thiết lập giao thông dễ dàng. Ngoài những điều kiện này thì Đà Lạt còn hơn thế, khí hậu mát khô mà không oi nóng bao giờ, địa hình thoải và rộng rãi, cảnh quan tuyệt đẹp với rừng thông, thác, suối, hồ nước, đồi, và núi xen nhau rất hài hòa. Tư vấn du lịch và thuê villa miễn phí Đà Lạt

Share:
Continue Reading →

Nét đẹp văn hóa các phiên chợ quê

Khi nói đến văn hoá làng xã, không thể không nhắc tới phiên chợ quê truyền thống. Ở tỉnh ta phiên chợ quê, từ lâu đã trở thành hình ảnh rất đỗi bình dị và quen thuộc trong cuộc sống thường ngày của người dân ở các vùng nông thôn. Cũng từ đây, những đặc điểm về kinh tế, phong tục tập quán, sinh hoạt cộng đồng, phong cách ứng xử, lời ăn tiếng nói của người dân được hình thành và phát triển. Ngày nay, hình ảnh phiên chợ quê gắn liền với những nét đẹp văn hoá, điều kiện kinh tế của từng vùng miền vẫn đang được gìn giữ và phát huy.

Huyện Nghĩa Hưng là địa phương có nhiều chợ quê truyền thống. Tiêu biểu như: Chợ Đào Khê (xã Nghĩa Châu), chợ Xuân (Thị trấn Liễu Đề), chợ Tất niên (Thị trấn Quỹ Nhất), chợ Nghĩa Bình, chợ Nghĩa Hải… Xã Hải Lạng, huyện Đại An xưa (nay là xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng) là vùng đất cổ. Từ thế kỷ XIII, mảnh đất “Ba bề là sông, một bề là biển” này đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của huyện Nghĩa Hưng. Đầu thế kỷ XIV khi dòng sông Đào trở thành tuyến giao thông Bắc - Nam quan trọng, một bộ phận dân cư Hải Lạng đã chuyển từ nghề nông sang buôn bán dịch vụ và thành lập nên 3 đình chợ lớn mang tên là chợ Hải Lạng. Chợ Hải Lạng họp phiên chính vào các ngày 1, 4, 7, 11, 14, 17, 21, 24, 27 hằng tháng, buôn bán nhiều mặt hàng như: tạp hoá, gạo, ngô, thuốc bắc, rượu, muối… Ngày nay, chợ Hải Lạng không còn đông đúc, sầm uất với quy mô lớn như xưa nhưng vẫn được nhân dân duy trì mở họp vào tất cả các ngày trong tháng phục vụ nhu cầu trao đổi các mặt hàng nông sản và ăn uống cho nhân dân.

Những ai có dịp đến xã Nghĩa Châu đều rất ấn tượng với quang cảnh chợ Đào Khê. Ngoài những nhu yếu phẩm hằng ngày như: rau, gạo, thịt thì sản phẩm nón lá là “đặc sản” được bày bán rất nhiều tại chợ. Theo thống kê, toàn xã có tới 70% hộ dân tham gia làm nghề nón. Trong đó, thôn Đào Khê Thượng và thôn Đào Khê Hạ có số hộ làm nón nhiều nhất. Trước kia chợ chỉ bán nón thành phẩm và các nguyên, phụ liệu để chế tạo nón như: tre, nan, mo nang, lá cọ, chỉ cước... Ngày nay, chợ vẫn bán những nguyên liệu gốc và cả nguyên liệu đã được chế biến sẵn để làm nón và nón đã thành phẩm. Chợ còn cung cấp nguyên liệu cho một số xã khác trong khu vực cũng làm nón như: xã Hoàng Nam, xã Nghĩa Minh, xã Nghĩa Thái… Ở Thị trấn Quỹ Nhất, suốt mấy mươi năm qua, những phiên chợ quê truyền thống ở địa phương vẫn được chính quyền và nhân dân trong thị trấn duy trì. Trong đó phải kể đến phiên chợ Tất niên họp từ ngày 24 đến ngày 30 tháng chạp hằng năm thu hút 70% hộ dân tham gia bán hàng tại chợ. Ngoài ra, 12 xã miền hạ huyện Nghĩa Hưng và các huyện có các làng nghề truyền thống như: Hải Hậu, Ý Yên, Nam Trực cũng đổ về bán và giới thiệu sản phẩm. Hàng hóa ở chợ được bày bán vô cùng phong phú với các mặt hàng cần thiết trong dịp cuối năm như: hoa quả, bánh kẹo, quần áo, nông cụ, cây cảnh… Ngoài ra, các sản phẩm: rượu gạo, chiếu cói, thảm đay mang thương hiệu Kim Sơn (Ninh Bình); măng nứa, măng tre, mật ong, khoai ráy, rong riềng từ các tỉnh miền núi phía Bắc hay dưa hấu, dừa xiêm mang đặc trưng của các tỉnh miền Nam cũng góp mặt tại phiên chợ.

Phiên chợ quê làng Dịch Diệp, Trực Chính, Trực Ninh - Nam Định

Ở huyện Giao Thuỷ, mỗi phiên chợ quê đều có những đặc điểm riêng biệt gắn với nền kinh tế đánh bắt hải sản. Tiêu biểu như: chợ Bể (xã Giao Nhân), chợ Bến (xã Giao Phong), chợ Đại Đồng (xã Giao Lạc)… Chợ Bể, xã Giao Nhân là một trong nhiều chợ của huyện được hình thành từ khá sớm (khoảng thế kỷ XVI). Đã trở thành quy định, một tháng chợ chỉ họp 6 buổi sáng các ngày: 4, 8, 14, 18, 24, 28 âm lịch. Với tổng diện tích gần 4 mẫu, Ban quản lý chợ đã bố trí sắp xếp các mặt hàng theo từng khu vực tiện cho cả người mua và người bán. Việc mua bán trao đổi hàng hoá khá nhộn nhịp với nhiều sản phẩm vùng miền khác nhau. Do đặc thù về mặt địa lý “trên bến dưới thuyền” nên sản phẩm được bán nhiều nhất tại chợ Bể chủ yếu là: cá, ghẹ. tôm, mực, sò, ngao… Các sản phẩm thủ công như: chiếu, nón, cây cảnh, cây thế… cũng rất phong phú, đa dạng. Trong đó, sản phẩm được nhiều người quan tâm nhất là: cây hoa, cây giống, cây ghép các loại… Các cây chanh, quất giống được bán với giá từ 15-25 nghìn đồng/cây, hoa hồng nhung, hồng tỷ muội có giá từ 20-40 nghìn đồng/cây. Ở chợ, mặt hàng chiếu cói và nón lá với các sản phẩm: chiếu cói trắng, chiếu in hoa, chiếu đậu, chiếu chiêm, nón 1 lớp, nón 2 lớp, nón thêu, nón in… được bày bán ở hàng chục gian hàng. Chiếu và nón được nhiều người chọn mua nhất là các thương hiệu như: chiếu cói, nón lá Nga Sơn (Thanh Hóa), nón lá (Huế), chiếu Đậu (Thái Bình, Ninh Bình) và một số sản phẩm làng nghề của các huyện Xuân Trường, Hải Hậu. Các sản phẩm đều có giá bán hợp lý, trung bình từ 150-500 nghìn đồng/đôi chiếu, 30-70 nghìn đồng/chiếc nón. Ngoài ra, các mặt hàng nông sản như: rau, củ, quả, gia súc, gia cầm, quần áo, vải vóc; mặt hàng kim khí như: dao, kéo, liềm, cuốc, xẻng cũng được bày bán phong phú và được đưa về tại những vùng sản xuất nổi tiếng trong và ngoài huyện.

Ở huyện Hải Hậu, thông thường mỗi xã đều có ít nhất một chợ nhỏ, vài xã có một chợ lớn thường họp theo phiên gọi là chợ huyện. Tiêu biểu như: chợ Đông Biên (xã Hải Bắc) họp vào ngày mồng 5 và mồng 9 âm lịch, chợ Quán (xã Hải Hà) họp vào ngày mồng 3 và mồng 7 âm lịch, chợ Cồn (Thị trấn Cồn) họp vào các ngày chẵn trong tháng, chợ Thượng Trại (xã Hải Phú) họp vào các ngày lẻ trong tháng...

Ở các huyện Trực Ninh, Xuân Trường, các phiên chợ quê thường gắn liền với những ngôi làng cổ có lịch sử tồn tại hàng thế kỷ như: chợ làng Dịch Diệp, Cự Trữ, Cổ Lễ (Trực Ninh); chợ làng Hành Thiện, Kiên Lao (Xuân Trường)… Thời gian đầu chỉ là những phiên họp nhỏ với ít người trong vùng, hàng hóa chủ yếu là tại các địa phương lân cận mang về trao đổi, buôn bán, dần dần người dân đã đa dạng hoá các mặt hàng “tự cung tự cấp” đáp ứng với nhu cầu phục vụ đời sống cộng đồng. Hình ảnh đông đúc, tấp nập của các phiên chợ quê ẩn mình sau những luỹ tre làng, cổng làng, cây cầu, mái đình, nếp nhà cổ kính cùng những quán cóc dưới gốc đa, gốc gạo đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm hồn của người dân. Như một bức tranh xã hội thu nhỏ, các phiên chợ của mỗi vùng quê ngoài thực hiện vai trò chính là nơi giao thương thì còn là nơi gặp gỡ, hỏi thăm sức khoẻ, trao đổi, lan truyền thông tin của người dân nông thôn góp phần thắt chặt tình làng, nghĩa xóm, tình cảm con người.

Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, nhiều trung tâm thương mại, siêu thị mọc lên san sát, có quy mô lớn, hình ảnh phiên chợ quê truyền thống đang dần bị thay thế. Tìm về không gian của những phiên chợ không còn là thói quen của nhiều người, nét đặc trưng văn hóa vùng miền cũng không còn được thể hiện rõ nét ở những phiên chợ hiện đại. Nhưng có lẽ, đối với những người dân quê, phiên chợ quê vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa với những hình ảnh mộc mạc, gần gũi, thân quen và là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa của vùng miền cần được bảo tồn và phát huy./.

Bài và ảnh - Khánh Dũng
Báo Nam Định
Share:
Continue Reading →

Lôi cuốn Pú Đao

Phấn khích, ngỡ ngàng hay vội vàng chuẩn bị ống kính… là những trạng thái cảm xúc khác nhau của chúng tôi khi đặt chân tới đỉnh núi Pú Đao - điểm ngắm cảnh sơn thủy hữu tình thuộc xã Pú Đao, huyện Nậm Nhùn. Được ví như chốn bồng lai tiên cảnh, với bốn bề núi sông hội tụ mang đến cảm giác đất và trời như được nối liền. Miền đất vùng cao Pú Đao hoang sơ, thanh bình, những chủ nhân nơi đây bình dị và mến khách.

Chỉ tay vào những vết tích mờ nhạt còn xót lại, ông Giang A Lù, bản Nậm Đoong bồi hồi nhớ lại: Trước đây, có một sân bay dã chiến do người Pháp xây dựng ở đây với nhiều công sự bằng đá, nhưng giờ đã mai một, không còn mấy ai nhắc tới nữa. Du khách đến Pú Đao ngoài thăm thú những nét văn hóa đặc trưng hầu hết đều tìm đến đỉnh Pú Đao cao ngất kia, trên đó được ví như thiên đường. Cảm nhận được nắng ấm, gió, mây bay và ngắm dòng sông Đà quanh co, uốn lượn như dải lụa, ngút ngàn màu xanh của đại ngàn... Theo tiếng Mông, Pú Đao nghĩa là “điểm cao nhất”. Ông Lù cho biết thêm, trước kia người Mông nơi đây có câu nói truyền nhau "Không có đỉnh núi nào cao hơn đầu gối người Mông" - đó là khát vọng chinh phục những đỉnh núi cao và thể hiện tập quán thích sinh sống trên núi của người bản địa.

Năm 2006, hãng du lịch Gecko Travel (của Anh) bầu chọn Pú Đao là một trong 5 điểm leo núi hấp dẫn nhất Đông Nam Á với vẻ đẹp hoang sơ và thân thiện. Gecko Travel cho rằng: “Lợi thế của Pú Đao là chưa có nhiều du khách đặt chân tới. Nơi đây còn giữ được vẻ nguyên thủy của cảnh quan, sự chất phác của con người. Những cô gái Mông xinh đẹp trong đụm váy truyền thống dập dìu múa hát bên những chàng trai người Mông rắn rỏi say sưa ôm khèn, những đứa trẻ ngây thơ với đôi mắt sáng, to tròn hay e thẹn”. Trên trang web du lịch quốc tế gonomad.com, Siobhan McGeady cũng ca ngợi Pú Đao là một điểm đến đẹp bất ngờ và thân thiện. Thời điểm đó, khách đến du lịch Pú Đao sẽ leo núi đường dài đến thẳng bản Nậm Đoong, là một bản Mông có sức hút đặc biệt, độc đáo bởi những ngôi nhà được làm bằng gỗ, mái lợp bằng cỏ tranh, tập quán canh tác truyền thống, trang phục và bản sắc văn hóa còn thuần khiết. Tuyến đường mòn lên bản sẽ dẫn bước du khách qua những thung lũng chân mây, xung quanh bạt ngàn hoa dại và nương rẫy… Giờ đây, để thuận lợi cho đời sống bà con, bản Nậm Đong xưa đã di chuyển về gần trung tâm xã.

Dòng sông Đà êm đềm

Theo chân cán bộ kiểm lâm Quách Văn Thu - với kinh nghiệm gần 20 năm mòn gót trên các nẻo đường rừng, nhiệm vụ cao cả bảo vệ rừng cùng đam mê chinh phục những điểm cao đã níu giữ người cán bộ gắn bó với miền đất vùng cao Pú Đao khó khăn, xa xôi. Anh Thu tâm sự: Trước đây, muốn leo lên đỉnh Pú Đao phải đi bộ từ lúc trời còn mờ tối đến khi hoàng hôn mới lên tới đỉnh, mệt nhưng thú vị lắm, thành quả đạt được là lúc hoàng hôn, khi ấy ông mặt trời sắp lặn, tranh thủ tỏa những tia nắng cuối ngày nơi chóp núi, cùng với mây, gió và đại ngàn tạo nên khung cảnh đẹp đến mê người.

Hành trình leo núi của chúng tôi bắt đầu từ bản Nậm Đoong xưa, con đường mòn thêm thơ mộng với bạt ngàn nương nghệ trổ hoa trắng hồng xen kẽ những nương lê, nương xoài đang đua nhau đâm chồi nảy lộc, thi thoảng lại bắt gặp những khoảng hoa dại với đủ sắc màu. Từng đàn gia súc thung thăng gặm cỏ trong khung cảnh hoang sơ dưới cái nắng vàng tạo cảm giác rất đỗi thanh bình. Con đường mòn một bên là núi cao, một bên là vực sâu, có những đoạn đường dốc thẳng đứng, chúng tôi phải kéo tay nhau mới qua nổi, càng lên cao không gian liên tục thay đổi theo sự quanh co của cung đường. Đặt chân lên điểm cao nhất ở Pú Đao mới cảm thấy ý nghĩa thực sự của hành trình, cảnh sắc bao la, hùng vĩ với bốn bề núi sông hội tụ.

Từ điểm này nhìn xuống phía Đông và 2 bên Đông Nam, Đông Bắc, dòng sông Đà chảy từ Tây Bắc hòa với dòng Nậm Na tạo nên một ngã 3 sông huyền thoại với những địa danh như: Lai Hà, Hang Tôm, Đồi Cao, Mường Lay, Lê Lợi, dòng sông cắt ngang 2 dãy núi tạo thành một chữ V rất lớn. Người dân bản địa cho biết: Trong một năm, có vài ngày mặt trời mọc từ chính giữa chữ V đó. Lúc ấy, mặt trời thấp hơn so với những dãy núi xung quanh tạo thành cảnh tượng kỳ thú, phía trên còn mờ tối mà phía dưới đã sáng lấp lánh. Những ngày còn lại trong năm, bình minh nơi đây hấp dẫn khi những tia nắng đầu tiên ló rạng từ lưng chừng núi, xuyên qua màn sương giăng mây phủ, xuyên thẳng xuống mặt sông Đà lấp lánh.

Đứng trên điểm cao nhìn chếch về phía bên trái là dòng Nậm Na, là những cánh đồng trù phú, màu mỡ của xã Chăn Nưa. Nhìn sang phía bên phải là hướng về ngọn nguồn dòng Đà Giang, công trình Thủy điện Lai Châu sừng sững mà uy nghi. Bắt đầu phía bên trái điểm cao có một dãy núi thoải xuôi theo hướng sông Đà rồi bất ngờ thẳng đầu vươn dậy, nhìn như một chú chim đại bàng với chiếc đầu dũng mãnh. Nhìn nghiêng từ bên phải quả núi, toàn cảnh như một chú hổ ngồi canh gác. Hướng mà cánh chim đại bàng che chở (hay chú hổ ngồi canh) chính là di tích khi xưa Vua Lê Thái Tổ khắc bia tạc vào sử sách, hội tụ linh khí đất trời, đánh dấu chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Quả đúng như lời đồn, một thiên đường trong mơ, trong khung cảnh đẹp mê ly ấy, chúng tôi quây quần bên mâm cơm bằng lá rừng với lương khô, nồi cơm nóng mà sậm sật vì thiếu nhiệt, cá khô và nước lọc nghe bà con kể những câu chuyện thời xưa, khi người Mông sông sáo khai hoang ruộng nước, chinh phục những đỉnh núi cao.

Nói về du lịch ở Pú Đao, Chủ tịch UBND xã Chá A Thứ cho biết: “Pú Đao có 98% là người Mông, người dân nơi đây chất phác và mến khách. Bà con thường nhường du khách chủ động làm quen rồi mới ân cần đón tiếp. Từ trước tới nay, đa phần bà con trong xã đều cho du khách nghỉ lại mà không lấy phí, khách du lịch rất thích thú và phấn khích mỗi khi có dịp tới thăm, tuy nhiên lượng khách đến với Pu Đao còn ít”.

Những năm gầy đây, nhà nhà chung tay cùng các cấp chính quyền xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ hơn, những ngôi nhà kiên cố, khang trang thi nhau mọc lên, những con đường trải bêtông nối tới các bản. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con được nâng lên, người dân thi đua phát triển kinh tế, giữ vững an ninh trật tự, các nét văn hóa truyền thống được lưu giữ cùng với việc người dân tích cực trồng và giữ rừng đã giúp Pú Đao giữ được nét độc đáo của một xã vùng cao xa xôi.

Chia tay Pú Đao, chúng tôi không thể nào quên những cái ôm thật chặt của bà con người Mông bản sứ, cái bắt tay lưu luyến không nỡ rời của những cán bộ kiểm lâm, hẹn Pú Đao thơ mộng mà thanh bình một ngày gần nhất.

Tuấn Hùng
baolaichau.vn
Share:
Continue Reading →

Làng cổ Thanh Khê

Làng Thanh Khê, xã Nam Cường (Nam Trực) là vùng đất cổ được hình thành cách đây hơn 1.000 năm. Từ một vùng quê dân cư thưa thớt, đến nay làng Thanh Khê có gần 2.000 nhân khẩu thuộc 13 dòng họ; trong đó, nhiều dòng họ sinh sống ở làng trên 30 đời như: họ Đoàn, họ Vũ, họ Lê, họ Phạm và một số dòng họ nhỏ sinh sống từ 6-7 đời như: họ Thiều, họ Nguyễn... Các dòng họ ở Thanh Khê có truyền thống văn hóa - hiếu học, người dân cần cù, chịu khó, luôn đoàn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau trong cuộc sống. Trong sinh hoạt, từ việc “công” đến việc “tư”, người làng Thanh Khê luôn đề cao 2 chữ “liêm” và “sỉ” để ý thức hành động, ứng xử của bản thân, sống liêm khiết, không vi phạm pháp luật, văn minh, tiết kiệm, chăm lo cuộc sống gia đình và đóng góp thiết thực cho xã hội.

Trải qua hơn 10 thế kỷ, các thế hệ người dân ở Thanh Khê vẫn gìn giữ, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán cộng đồng. Dân làng Thanh Khê toàn tòng theo đạo Phật, có đời sống tâm linh phong phú, luôn coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ nhân thần. Làng có hệ thống di tích dày đặc; đặc sắc nhất là Cụm di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh với lịch sử khởi lập gần 1.000 năm, gồm: Chùa Hinh Lang, Đền Thành Hoàng, Phủ Thiên Tiên Thánh Mẫu, Động Thanh Am. Đền Thành Hoàng thờ Đức Bản cảnh Thành Hoàng - Chiêu Minh Viện phi Công chúa. Sự tích về bà được sách “Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược” của Khiếu Năng Tĩnh ghi lại: Vào thời Lý, tại xã Thanh Khê, huyện Nam Chấn có người con gái họ Vũ, tên là Phương Dung, lúc sinh ra khí lành tỏa khắp nhà. Khi lớn lên, nàng đi tới đâu cũng có đám mây hình chiếc lọng che, trời nắng bỗng hóa râm, trời mưa cũng thành tạnh. Sau này bà trở thành Nguyên phi của vua Lý. Sau khi bà mất, Vua Lý Anh Tông vô cùng thương xót, truy tặng làm Hoàng phi và cho thuyền rồng đưa linh cữu về làng Thanh Khê an táng. Dân làng Thanh Khê đã lập đền thờ phụng ngay tại nơi yên nghỉ của bà. Tại tòa trung đường Đền Thanh Khê vẫn còn đôi câu đối ghi nội dung sự tích trên: “Vân tản triệu tường Tiên ứng hiển/ Long chu quy tặng Đế ân thâm” (Mây tỏa điềm lành Tiên hiển ứng/ Thuyền rồng ban tặng nhớ ơn Vua). Hàng năm, làng Thanh Khê diễn ra nhiều lễ hội tại các di tích, nhưng đông vui và hội tụ nhiều trò chơi dân gian độc đáo là dịp chính hội mồng 9-3 (âm lịch). Vào ngày này, bà con trong làng tạm gác công việc đồng áng, tham gia vào các hoạt động lễ hội như: tế lễ, rước kiệu, thi đánh cờ tướng, cờ người, chọi gà...


Trong số những trò chơi dân gian ở làng Thanh Khê thì chơi đu tiên mỗi dịp đầu Xuân mới thu hút đông già trẻ, trai gái trong làng tham gia. Trò chơi đu tiên tại sân Đền Thành Hoàng từ lâu đã trở thành phong tục, nét đẹp văn hóa in sâu vào tiềm thức của người dân địa phương. Từ những ngày cận tết, các cụ già cao tuổi có kinh nghiệm dựng cây đu của làng đã đi tìm, chọn những cây tre già, dẻo dai để làm cây đu. Giàn đu gồm 4 cây tre to, thẳng cắm xuống đất tạo thành 2 trụ đỡ. Tre làm trụ biểu trưng cho sự vững chãi, chắc chắn nên làng chỉ chọn tre của gia đình nào có cuộc sống viên mãn, con cái ngoan ngoãn, học hành tiến bộ. Thượng đu làm bằng 2 thanh tre ngang nối 2 phần trụ với nhau. Nhà nào làm kinh tế giỏi được chọn cây tre bánh tẻ nhỏ hơn, nhẵn nhụi vừa với tay cầm để làm bộ ròng rọc và tay vịn của đu. Phần mõ đu là tre có độ bền, chắc được chọn từ gốc tre già mọc ở vườn nhà các cụ cao tuổi. Cụ Vũ Văn Nghiễn (85 tuổi), người nhiều năm được dân làng tín nhiệm phụ trách việc làm đu kể: Mỗi bộ phận của cây đu đều mang một ý nghĩa tượng trưng đặc biệt nên cả làng chỉ hơn chục hộ được góp tre làm đu. Vào thời khắc Giao thừa, cả làng tề tựu trước sân đền làm lễ đưa đu. Cụ cao niên được làng trọng vọng nhất ăn vận quần áo chỉnh tề, chủ trì lễ đưa đu kính cẩn dâng hương, đọc bài văn tế. Sau đó, một cao niên còn đủ sức khoẻ được dân làng tiến cử bước lên cây đu mở màn. Nam nữ trong làng chơi đu cho đến hết tháng Giêng mới hạ đu. Không chỉ là trò chơi dân gian đầu xuân mang tính chất vui chơi, giải trí, trò chơi đu tiên còn mang ý nghĩa gửi gắm ước nguyện về một năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Làng Thanh Khê là vùng đất có sản vật nông nghiệp phong phú như: lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ và rau màu; đặc biệt là hàng chục mẫu đất trồng chè xanh từ hàng trăm năm trước. Cây chè Thanh Khê có chiều cao từ 2-5m, lá xanh bóng, to, có răng cưa, gân lá nổi. “Tháng dư, ngày rảnh”, các cô, các bà làng Thanh Khê lại rủ nhau hái chè mang ra chợ bán. Xưa kia 1 nón chè có giá trị tương đương với 1 ống gạo (0,8kg). Để hãm được ấm nước chè xanh có hương vị đượm, ngọt dịu thì việc pha chế đúng công thức là bí quyết của người dân nơi đây. Sau khi hái, lá chè được rửa sạch, thái nhỏ, chiều dài của mỗi đoạn chừng 2 đốt ngón tay rồi cho vào ấm sành với số lượng lá đầy chạm nắp ấm. Sau đó đổ nước sôi để rửa qua, nhân dân địa phương gọi nôm na là “làm lông” lá chè. Tiếp theo tráng, đổ đầy nước sôi vào ấm, đậy kín nắp và vòi ấm, ủ ấm trong giỏ tre khoảng 15-20 phút cho chè chín là được ấm chè ngon. Chè xanh làng Thanh Khê nổi tiếng vì nước xanh, hương thơm, vị ngọt thanh, đậm nên cứ thu hoạch đến đâu là bán hết ngay đến đấy.

Khách buôn từ khắp các xã, thị trấn lân cận kéo về đặt mua ngay tại vườn. Ngày nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến chè, nhiều loại chè chế biến ra đời, bày bán rộng rãi trên thị trường nhưng nước chè xanh Thanh Khê vẫn là thứ đồ uống thông dụng truyền thống của người dân nơi đây và bất kỳ ai đã một lần đến thăm làng Thanh Khê đều được thưởng thức và nhớ mãi.

Cùng với việc canh nông, dân làng Thanh Khê luôn chăm lo cho sự nghiệp học hành của con em trong làng. Làng Thanh Khê từ xưa đến nay “nổi danh” là làng giáo viên với nhiều người công tác trong ngành giáo dục và đào tạo. Hiện trong làng có hơn 100 nhà giáo các bậc học; trong đó, nhiều người là giảng viên của các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. Là địa phương đi đầu trong phong trào “Khuyến học - khuyến tài” của huyện, cứ vào mồng 4 Tết Nguyên đán dân làng Thanh Khê lại tưng bừng tổ chức “Ngày hội khuyến học”. Trước giờ khai hội, tại đền làng, các bậc cao niên trong làng làm lễ dâng hương tưởng nhớ Thành Hoàng, báo cáo thành tích học tập của con cháu, tôn vinh, khen thưởng những học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong học tập; đồng thời động viên, khích lệ các gia đình, dòng họ tạo điều kiện để con cháu học hành ngày càng tiến bộ, làm tốt công tác khuyến học - khuyến tài, góp phần xây dựng mô hình “Gia đình hiếu học”, “Làng quê hiếu học”. Những gia đình có con em học tập đạt thành tích cao sẽ được Ban Khuyến học của làng tặng giấy khen. Trong dịp này, làng cũng tổ chức lễ mừng thọ cho những người cao tuổi trong làng. Qua đó giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống quê hương.

Trải qua thời gian với những thăng trầm lịch sử, làng cổ Thanh Khê hôm nay đang dần đổi thay, phát triển không ngừng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, bền vững. Vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng đặc trưng của một làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ với những giá trị văn hoá truyền thống của quê hương vẫn được các thế hệ người dân Thanh Khê gìn giữ, bảo tồn và phát huy trong cuộc sống hiện đại, tạo thành sức mạnh nội lực dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Bài và ảnh - Khánh Dũng
Báo Nam Định
Share:
Continue Reading →

Cầu ngói, chùa Lương, Đình Phong Lạc của Hải Hậu - Nam Định

(VOV5) - Cầu Ngói, chùa Lương, đình Phong Lạc, nằm trên địa phận xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, có kiến trúc cổ độc đáo, mang đậm dấu ấn của những nghệ nhân tài hoa nơi đây. Cụm di tích này được xây dựng gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển 500 năm trước của những người đã khai khẩn mảnh đất Quần Anh xưa, nay là huyện Hải Hậu. Trải qua hàng trăm năm, cụm di tích cầu Ngói, chùa Lương, đình Phong Lạc vẫn còn khá nguyên vẹn.

Nằm trên con đường dẫn vào chùa, cầu Ngói cách chùa Lương, đình Phong Lạc khoảng 100m, trở thành một cụm di tích nổi tiếng của vùng đất này. Cả ba công trình đều có cùng niên đại xây dựng nên người dân quen gọi là cầu Ngói, chùa Lương, đình phong Lạc. Bà Nguyễn Thị Nhâm, người dân xã Hải Anh, cho biết. "Chùa Lương, đình Phong Lạc, cầu Ngói là cụm di tích lịch sử của xã Hải Anh. Tất cả những di tích này ở đây đều còn nguyên vẹn. Cây cầu Ngói này cong cong rất là đẹp. Ngày hội rằm tháng 3, là ngày hội truyền thống của làng".

Ảnh sưu tầm - Cầu Ngói chùa Lương

Cầu Ngói được bắc qua con sông Trung Giang, một con sông nhỏ chạy dọc theo xã Hải Anh và được xây dựng theo lối “thượng gia hạ trì”, (trên là nhà dưới là song). Cầu có 9 gian được dựng trên 18 cột đá vuông. Phía trên cột đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ dầm cầu và nâng sàn cầu. Mái cầu lợp ngói vảy rồng, có hình dáng cong cong tựa như mình rồng đang uốn khúc. Cầu ngói không chỉ là công trình giao thông mà còn là công trình văn hóa, niềm tự hào của người dân xã Hải Anh. Bà Trần Thị Dịu. người dân ở Hải Anh chia sẻ: "Trước dãy nhà phải trên này có từ ngày xưa nhưng nhỏ hơn. Ngày xưa không có nhiều ô tô, toàn đi bộ qua đây. Trước đường thấp hơn đây nhiều, phải qua ba bậc đá mới lên được cầu. Bây giờ tôn đường cao, giờ đường lại cao hơn cầu. Cây cầu Ngói này có mấy trăm năm rồi. Gia phả của các cụ trong làng để lại nói rằng: Hỏng cầu ta lại sửa cầu/ ba mươi lượng bạc để đầu bên kia, nếu cầu hỏng thì có 30 lượng bạc đó dùng để sửa cầu".

Phần mộc của cầu Ngói chạm khắc không cầu kỳ nhưng thể hiện rất rõ kiến trúc thuần Việt. Đặc biệt là qua sự bố trí các hàng chân cột, các kết cấu vì kèo và cách ghép mộng gỗ… Phần nề cũng khá đặc biệt nhất là phần cổng ở hai đầu cầu. Cổng được xây dựng theo lối cửa vòm một lối, hai bên có hai hàng cột. Ngày nay, bên cạnh cây cầu Ngói có nhiều cây cầu đá được xây dựng nhưng người dân ở đây, nhất là các bạn trẻ lại luôn chọn cầu Ngói là điểm hẹn.Nguyễn Thanh Phương, học sinh cấp 3 của xã Hải Minh, xã giáp với Hải Anh, cho biết: "Ở đây mát và đây là di tích nên thích ra đây. Thường thường em đi học về sớm thì thường ra đây ngồi. Thường thường chúng em cũng hẹn nhau ở đây vì ai cũng biết địa điểm này vì nó nổi tiếng, cây cầu cổ và đẹp".

Ảnh sưu tầm

Trước khi vào thăm đình Phong Lạc, chùa Lương, là khu chợ quê, nơi tụ họp đông đúc của người dân xã Hải Anh. Đình Phong Lạc được làm từ khi thủy tổ mở đất dựng làng và nơi để hội họp, bàn các việc của làng xã. Khi tiền nhân đến đây dựng làng thì thấy mảnh đất có hình “Long ngọa” tức là hình con rồng nằm. Phía trước đình có cái giếng gọi là mắt rồng. Cụ ông Đặng Văn Phú, 86 tuổi người trông nom cụm di tích này kể rằng mấy trăm năm trước, thủy tổ một số họ như Vũ, Hoàng, Phạm, Trần chọn nơi đây định cư. Sau con cháu tưởng nhớ các bậc thủy tổ đó và tôn làm thành hoàng, thờ cúng trong đình Phong Lạc.

Bên cạnh là chùa Lương hay còn gọi là chùa Trăm gian, được xây dựng vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16. Chùa Lương lúc đầu có quy mô nhỏ, trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng, đặc biệt là những lần trùng tu lớn vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Hiện chùa có quy mô khá lớn, gồm 100 gian, mang phong cách kiến trúc của nhiều thời đại, nhưng rõ nét vẫn là phong cách của thế kỷ 17 và 18. Chùa hiện còn lưu giữ một khối lượng lớn văn bia ghi công đức xây dựng chùa và quá trình khai hoang lấn biển, phản ánh đời sống nhiều mặt của người dân nơi đây. Cụ ông Đặng Văn Phú cho biết cùng với chùa Lương, cầu Ngói, đình Phong Lạc đã tạo thành một quần thể di tích, tâm linh đã đi vào ca dao tục ngữ. "Bắt đầu trước là trên bến dưới thuyền. Ở đây có câu ca: Quần Anh nổi tiếng từ xưa/Biển đình Phong Lạc bia chùa Phúc Lâm/ Khách về khách vẫn hỏi thăm/Nước chè cầu ngói, tơ tằm chợ Lương…" - cụ Phú nói.

Tồn tại và kết tinh giá trị văn hóa dân tộc hàng trăm năm, cầu Ngói, chùa Lương, đình Phong Lạc là những di sản tinh hoa của vùng đất Nam Định văn hiến. Biết bao thế hệ người dân ở đây đã nâng niu, gìn giữ bảo tồn những công trình văn hóa đặc sắc này để cho hậu thế những giá trị kiến trúc, mỹ thuật đậm bản sắc Việt Nam.

Lan Anh
Share:
Continue Reading →

Những làng villa bình yên bên hồ Tuyền Lâm ở Đà Lạt

 Hồ Tuyền Lâm cách trung tâm Đà lạt khoảng 7 km, ngay dưới thiền viện Trúc Lâm, nơi đây không chỉ là danh thắng mà còn được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Danh thắng hồ Tuyền Lâm hội tụ đầy đủ những yếu tố du lịch tổng hợp như nghỉ dưỡng, ngắm cảnh, sinh hoạt cộng đồng, tâm linh...Đến đây bạn có thể cắm trại, đi bộ, leo núi, câu cá, vui chơi, nghỉ dưỡng, thiền và yoga...Hồ Tuyền Lâm có đủ núi, rừng, suối, mặt nước, thác, và cách đó không xa là Thiền viện Trúc Lâm. 

Sam Tuyền Lâm Resort - Những căn biệt thự bên hồ màu trắng mang phong thái kiến trúc miền quê nước Pháp, có phong thủy đẹp; lưng tựa núi và mặt hướng hồ bình yên bên rừng thông, những khóm hoa muôn màu khoe sắc. Đặt phòng giá tốt Sam Tuyền Lâm Resort xin liên hệ với chúng tôi.


K'lan resort - Nằm ngay bên hồ Tuyền Lâm với view đồi thông hoặc mặt hồ yên bình, K'lan resort thích hợp với những du khách cần nghỉ dưỡng, yêu thiên nhiên và yoga sẽ là nơi nghỉ lý tưởng. Nơi đây cũng gần đường hầm đất sét và vườn hoa Mimosa, phục vụ những món chay ngon. Những căn biệt thự xinh xắn và dịch vụ thân thiện sẽ làm hài lòng du khách. Liên hệ đặt K'lan Resort giá tốt nhất


Dalat Wonder Resort - nằm sát bên một nhánh của hồ Tuyền Lâm, đi vào hoạt động năm 2016, Wonder Resort Đà Lạt bao gồm 19 biệt thự, và 45 phòng khách sạn phục vụ chuyên nghiệp theo phong cách châu Âu sẽ mang lại sự hài lòng cao nhất cho quý vị. Bạn đến đây với những trải nghiệm chèo thuyền, câu cá, nghỉ dưỡng và yoga. Tư vấn miến phí đặt phòng Đà Lạt Wonder Resort



Binh An Village Resort - nằm ẩn mình bên hồ Tuyền Lâm quanh năm thông reo rì rào, những biệt thự kiến trúc pha trộn văn hóa châu Âu và bản địa, những khóm hoa được chăm sóc tỉ mỉ nơi đây chắc chắn làm nao lòng lữ khách phương xa. Mỗi villa mang tên một loài hoa thật kiều diễm, có diện tích trung bình 178 m2, rất thích hợp cho kỳ nghỉ gia đình của bạn. Tìm giá tốt villa Hồ Tuyền Lâm 


Sam Tuyền Lâm Golf and Resorts
- Cũng nằm cạnh hồ Tuyền Lâm, khu nghỉ dưỡng cao cấp đáp ứng cho những người yêu Golf muốn hưởng thụ không gian thanh bình như một châu Âu. Sân Golf 18 lỗ tiêu chuẩn quốc tế, phòng nghỉ sang trọng ngay bên thung lũng danh thắng quốc gia Hồ Tuyền Lâm chắc chắn mang lại sự hài lòng về sở thích Golf cũng như kỳ nghỉ của bạn. Đặt phòng và chơi golf tại Sam Tuyền Lâm



Terracotta Resort Dalat - Nằm bên hồ Tuyền Lâm được bao trọn bởi một ốc đảo xanh mát với những rặng thông rì rào, 240 phòng nghỉ từ tiêu chuẩn đến hạng sang, 21 villa, Terracotta có số lượng phòng nghỉ lớn nhất tại nơi đây. Tất cả các phòng nghỉ đều có cửa sổ hướng vườn, rặng thông hay hồ để mang trọn Đà lạt mông mơ đến cho bạn trong mỗi khoảnh khắc. Khu nghỉ dưỡng đáp ứng được các đoàn nhỏ cho đến các đoàn lớn về hội thảo. Tư vấn tour và hội thảo tại Terracotta Đà Lạt



Edenssee Lake Resort and Spa - Nằm ngay bên hồ Tuyền Lâm và những rặng thông xanh ở độ cao 1500 m, với thiết kế sang trọng 5 sao đẳng cấp châu Âu thì đây là nơi nghỉ dưỡng sinh thái sang trọng bậc nhất của phố núi Đà Lạt. Không khí khô, mát quanh năm, sắc hoa rực rỡ, khung cảnh yên bình bên danh thắng quốc gia này sẽ mang lại trải nghiệm khác biệt đáng nhớ. Đặt phòng 5 sao Đà lạt giá tốt nhất


Swiss Belresort Tuyền Lâm - Nằm ngay hồ Tuyền Lâm - hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Đà Lạt, lưng tựa núi, và thiết kế sang trọng kiểu Âu mang đặc trưng miền quê Anh - Pháp với số lượng phòng là 151 thì đây là một trong những khách sạn sang trọng bậc nhất thành phố và khung cảnh lãng mạn bậc nhất luôn. Hơn nữa Swissbel Đà lạt còn nằm bên sân Golf 18 lỗ, là nơi lý tưởng bậc nhất Việt nam dành cho các golf thủ nữa nhé. Đặt phòng hạng sang giá tốt Swissbel Đà lạt



Share:
Continue Reading →

Những điểm du lịch tiêu biểu Đà nẵng

 Đà nẵng là điểm đến hot nhất miền trung do vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, và đặc biệt là tiềm năng du lịch sẵn có cũng như sự kết nối với các vùng di sản phụ cận như Huế, Hội an, Mỹ Sơn, Phong Nha Kẻ Bàng và Phú Yên...Do vậy Đà nẵng có sức hút rất lớn với du khách trong nước và quốc tế. Dưới đây là những điểm đến tiêu biểu khi đi du lịch Đà nẵng.

Khám phá Bà Nà Hill - là điểm du lịch vô cùng hấp dẫn ở Đà nẵng, Bà Nà Hill giống như một châu âu thu nhỏ cả về kiến trúc lẫn khí hậu mát mẻ quanh năm. Khu du lịch Bà Nà nằm trên đỉnh núi Chúa có độ cao 1489 m so với mực nước biển, cách Đà nẵng khoảng 25 km được đầu tư bởi tập đoàn Sun World. Bạn sẽ phải di chuyển bằng cáp treo từ chân núi lên đến khu resort này. 

Ảnh sưu tầm

Người Pháp đã phát hiện ra khu đất để làm nơi nghỉ mát này từ 1901 nhưng nơi đây bắt đầu được xây dựng từ sau thế chiến thứ nhất 1914 - 1918. Đến đây bạn được chiêm ngưỡng khu quy hoạch làng Pháp, chụp ảnh Cầu Vàng, Miếu Bà, Đền Lĩnh Chúa Linh Từ, Lầu Chuông, Linh Phong Bảo Tháp, Chùa Linh Ứng, khu trưng bày tượng Sáp, Suối Mơ, Hầm rượu, tàu hỏa leo núi, Thích Ca Phật Đài, vườn hoa Bà Nà, công viên Fantasy.... và các lễ hội châu Âu. 

Cầu Sông Hàn - Đây là cây cầu quay duy nhất tính đến hiện tại do các kỹ sư và công nhân Việt nam thiết kế và thi công. Cầu có chiều dài 487,7 m và rộng 12,9 m kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực cùng với hai nhịp dây văng. Chứng kiến cây cầu quay về đêm bạn mới thấy hết vẻ đẹp của cầu Quay sông Hàn lung linh trong ánh đèn trên dòng sông Hàn phẳng lặng như gương.

Ảnh sưu tầm

Cầu Rồng Đà nẵng - Cầu Rồng có chiều dài 666 m và rộng 37,5 m với 6 làn xe chạy, có hình dáng giống như một con Rồng khổng lồ bơi qua sông Hàn êm đềm. Cầu Rồng có khả năng phun nước và phun lửa, diễn ra vào tối thứ bảy và chủ nhật và các dịp lễ tết. Với 9 lần phun lửa, mỗi lần 2 phút và sau đó là 3 lần phun nước mỗi lần 3 phút. Quầng lửa có đường kính 2-3 m và xa 8-10 m. Cầu Rồng Đà Nẵng lọt top 30 cây cầu quyến rũ nhất thế giới.

Ảnh sưu tầm

Cầu tình yêu Đà nẵng - Đây là cây cầu nằm sát một bên bờ của sông Hàn là nơi vừa là ngắm cảnh và chụp ảnh của những người trẻ, đặc biệt là những cặp đôi vì nơi đây có biểu tượng của những trái tim hồng biểu tượng của tình yêu. Hơn nữa các bạn còn có thể mua những chiếc khóa mà không có chìa gắn vào thành cầu thể hiện cho sự thủy chung bền lâu. 

Ảnh sưu tầm

Bãi Biển Mỹ Khê Đà nẵng - Được tạp chí Mỹ Forbes bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh, Bãi biển Mỹ Khê sở hữu bãi cát dài phẳng mịn màu trắng quanh năm sóng vỗ hiền hòa. Làn nước trong xanh cùng nắng gió ôn hòa của Đà nẵng sẽ là điểm đến khó quên cho những ngày hè của bạn.

Ảnh sưu tầm

Bán đảo Sơn Trà - Với 3 mặt giáp biển, một mặt giáp thành phố, rừng nguyên sinh mát mẻ quanh năm, bán đảo Sơn trà là nơi du lịch sinh thái và chụp ảnh lý tưởng. Thời gian du lịch lý tưởng là từ tháng 3 - tháng 9 hàng năm. Đến Bán đảo Sơn Trà bạn có thể thăm chùa Linh Ứng, đỉnh Bàn cờ, Cây đa ngàn năm, Trạm rada mắt thần Đông dương, sân bay trực thăng, Mũi Nghê, bơi lội và ngắm san hô....

Ảnh sưu tầm

Cù Lao Chàm Đà Nẵng - được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2009, nằm cách Cửa Đại 15 km. Thời điểm thích hợp khám phá Cù Lao Chàm từ tháng 3 tới tháng 8 khi sóng lặng, biển xanh và bãi cát đẹp. Đến đây chúng ta thỏa thích bơi lội và ngắm san hô. Du khách có thể lựa chọn homestay tại Cù Lao Chàm. Lựa chọn đến Cù Lao Chàm bằng cano hoặc thuyền gỗ, đồ mua mang về làm quà là những món hải sản khô.

Ảnh sưu tầm

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng - nằm ngay bên bờ sông Hàn với vẻ đẹp cổ kính mang dấu ấn văn hóa Chăm, bảo tàng là điểm hấp dẫn dành cho du khách muốn khám phá văn hóa bản địa lâu đời. Bạn sẽ thấy nghệ thuật điêu khắc Chapa tuyệt kỹ qua các thời kỳ với 2000 hiện vật trưng bày nơi đây. Bảo tàng lưu giữ ba bảo vật quốc gia là tượng Bồ tát Tara, Đài thờ Mỹ Sơn E1, và Đài thờ Trà Kiệu. Vào ngày 15 và 30 hàng tháng du khách hòa mình vào những điệu Apsara huyền sử bởi các tiết mục múa lễ hội, điệu kèn saranai, và trống baranưng. 

Ảnh sưu tầm

Bãi biển non nước - Ngoài bãi biển Mỹ Khê thì bãi biển Non nước là 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh do một tạp chí nước ngoài bình chọn. Bãi biển cát trắng mịn uốn lượn quanh co với chiều dài khoảng 5 km như vòng cung xanh ngọc ôm lấy chân núi Ngũ Hành Sơn. Bạn đến đây bơi lội, thư giãn và câu cá. Bãi biển cách trung tâm Đà nẵng khoảng 8 km về phía Đông nam.

Ảnh sưu tầm

Núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng - nằm cách thành phố 8 km, là một quần thể 5 ngọn núi nổi lên tương trưng cho Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khu danh thắng cũng là một biểu tượng độc đáo của thành phố biển này. Theo các nhà địa chất thì những ngọn núi này xưa kia là những hòn đảo nằm giữa biển Đông, sau khi dãy Trường Sơn hoạt động kiến tạo nâng thì hòa vào đồng bằng được mở rộng của Quảng nam - Đà Nẵng. Đến đây chúng ta có thể thăm các chùa và động ở những ngọn núi này như chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng, động Huyền Không, động Âm phủ, chùa Quán Thế Âm, chùa Thái sơn, động Tam Thanh, chùa Long Hoa, chùa Huệ Quang, Gíac Hoàng Viên....

Ảnh sưu tầm

Công viên Asia Park Đà nẵng - là nơi vui chơi thích hợp với các bạn trẻ là khách du lịch và người dân Đà nẵng. Khu phức hợp được chia ra làm ba khu chính đó là khu vui chơi giải trí châu Á, khu Sunwheel, và khu công viên văn hóa. Du khách đến đây có thể tham gia vào các trò chơi nhẹ nhàng đến cảm giác mạnh, vòng quay mặt trời lọt top 5 cao nhất thế giới với chiều cao 115 m có thể ngắm toàn cảnh thành phố Đà nẵng, và khu ẩm thực văn hóa 10 nước châu Á. 

Ảnh sưu tầm



Share:
Continue Reading →

Biệt điện xa hoa giữa đồi thông Đà lạt

(LĐ online) - Tọa lạc trên triền đồi thông thơ mộng, có vị thế đắc địa của thành phố cao nguyên Đà Lạt, khu biệt điện Trần Lệ Xuân được xây dựng cách nay hơn nửa thế kỷ. Khởi nguyên, đó là nơi nghỉ dưỡng vào những ngày cuối tuần của vợ chồng Cố vấn Ngô Đình Nhu và Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân…

Không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp, khu biệt điện Trần Lệ Xuân còn nổi tiếng một thời với vẻ xa hoa, lộng lẫy xứng với danh tiếng và quyền uy của chủ nhân. Nơi đây từng được mệnh danh là đệ nhất biệt điện trời Nam.

Khởi thủy, năm 1957, bà Trần Lệ Xuân đã mua lại của ông Nguyễn Văn Yên khu đất số 56 tại đồi Lam Sơn và biệt thự Blanche Neige với tổng diện tích 13.000 m2. Sau khi hoàn tất các thủ tục hành chính về việc mua bán, đến năm 1958, Trần Lệ Xuân đã cho xây dựng và sửa sang thành một khu biệt điện. Khu biệt điện Trần Lệ Xuân là một quần thể kiến trúc độc đáo gồm ba ngôi biệt thự được đặt tên rất hoa mỹ, mang phong thái quý tộc: Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc.


Một góc biệt điện Trần Lệ Xuân

Biệt thự Bạch Ngọc là nơi vui chơi giải trí những dịp cuối tuần của gia đình bà cùng các tướng lãnh cao cấp thời Việt Nam Cộng Hòa. Tầng hai của toà biệt thự được xem là quán bar thời bấy giờ, là nơi bày các tiệc rượu và ngắm cảnh. Bởi khi khu biệt điện này được xây dựng, xung quanh chỉ có một vài nóc nhà, mà chủ yếu là những rừng thông trập trùng. Hơn nữa, vào thời đó khu vực này thường được bao phủ bởi sương mù tạo cảnh đẹp nên thơ, mờ ảo. Ngoài ra, bà Lệ Xuân còn cho thiết kế hồ bơi nước nóng có thể chứa 300 mét khối nước, nơi sâu nhất 2,2 mét và cạn nhất chỉ 1 mét. Đến ngày nay, nguyên lý làm nóng nước của hồ vẫn chưa có lời giải đáp. Có người cho rằng có thể bà cho người đun 300 mét khối nước tương đương với thể tích hồ để đổ xuống, tuy nhiên cách làm này không khả thi. Ngoài ra, người ta đặt giả thiết, có thể sử dụng năng lượng ánh nắng mặt trời, nhưng Đà Lạt những năm đó nhiệt độ rất thấp từ 8 -10 độ, nên cũng không nhiều ánh nắng để làm nóng nước…


Biệt thự Lam Ngọc là nơi ở và làm việc chính của gia đình. Căn biệt thự được thiết kế khá cầu kỳ với lối kiến trúc Pháp. Bên trong biệt thự trang bị rất hiện đại, có phòng tiếp khách, phòng khiêu vũ, phòng trang điểm, phòng đọc sách, phòng ngủ… Mỗi phòng đều thiết kế lò sưởi. Đặc biệt, tại phòng khách phía trên được thiết kế làm bằng đồng, còn các phòng khác làm bằng gạch nung. Trần Lệ Xuân còn cho thiết kế hầm trú ẩn nội bộ tại phòng ngủ và hầm thoát hiểm tại phòng đọc sách của Cố vấn Ngô Đình Nhu để phòng khi “có biến”…

Biệt thự Hồng Ngọc có thiết kế “nhà Pháp” rất đặc trưng với hệ thống lò sưởi rất đẹp, cửa sổ chớp bên ngoài, cửa kính bên trong và tường xây rất dày để cách nhiệt. Hồng Ngọc nhỏ hơn 2 biệt thư trên, là biệt thự bà xây dựng tặng cho người cha của mình - Luật sư Trần Văn Chương. Tuy nhiên, thời bấy giờ ông Chương đang làm Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ nên chưa về ở đây một ngày nào thì cuộc đảo chính năm 1963 đã diễn ra…

Một địa điểm cuối cùng không thể không nhắc đến trong khu biệt điện đó là Vườn hoa Nhật Bản. Để làm vườn Nhật Bản, Trần Lệ Xuân mời kiến trúc sư Hiroshi Kitagawa (người Nhật) về rất nhiều lần thiết kế theo phong cách Nhật Bản nhưng có điểm nhấn đặc biệt tại hồ nước vườn hoa. Đó là khi hồ đầy nước sẽ hiện rõ bản đồ Việt Nam hình chữ S. Ở giữa hồ nước hình chữ S có những tảng đá cắt ngang qua tượng trưng cho vĩ tuyến 17, phía cuối hồ có một cây cầu bắc qua nơi ghi dấu địa phận mũi Cà Mau.


Biệt điện Trần Lệ Xuân - Ảnh tư liệu trước 1975

Sau cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963, chế độ “gia đình trị” họ Ngô bị lật đổ, khu biệt điện phải chịu chung số phận như chủ nhân của mình, bị sung công và được giao cho Toà Thị chánh Đà Lạt quản lý. Năm 1969, khu đất được chuyển giao làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên. Đến năm 1975, sau cuộc tháo chạy của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, không ít cổ vật vô giá đã bị tẩu tán, di tích bị đập phá để xóa dấu vết. Trong suốt quá trình đó, khu biệt điện Trần Lệ Xuân trở nên hoang tàn và đi vào quên lãng. Sự tàn phá của thời gian và con người khiến cho nơi đây không còn nguyên vẹn. Song, như một “cơ duyên” với ngành lưu trữ, sau nhiều biến cố thời cuộc, năm 2006, toàn bộ khu di tích được trùng tu, tôn tạo và trở thành địa chỉ đặt cơ sở của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, nơi lưu giữ kho tàng Mộc bản triều Nguyễn (được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009). Đến năm 2008, Trung tâm đã mở cửa đón khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu. Bên cạnh tham quan khu biệt điện ghi dấu những ký ức quá khứ đặc biệt, khách còn được tiếp cận với các chuyên đề về lưu trữ…

Ngày nay, khi bước chân vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, khách vẫn có thể cảm nhận về sự xa hoa, quyền uy của ông bà “cố vấn” thời bấy giờ. Mọi đồ vật, mọi góc cạnh vẫn mang hơi thở của người chủ nhân trước đây. Khu biệt điện giữa đồi thông là một địa chỉ du lịch không thể thiếu trong hành trình khám phá, trải nghiệm của du khách khi đến với đô thị Đà Lạt.


Vương Thị Tâm
Báo Lâm Đồng
Share:
Continue Reading →