CHÈO THUYỀN KAYAK Ở HỒ BA HẦM VỊNH HẠ LONG

 Hồ Ba Hầm thuộc dãy đảo Đầu Bê - Vịnh Lan Hạ, giáp với đảo Cát Bà. Hồ Ba Hầm là một trong ba đỉnh tam giác được bảo vệ tuyệt đối của kỳ quan thiên thiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Tên của hồ Ba Hầm là do có ba hồ nước giữa biển khơi được thông với nhau bằng ba hang đá nên người ta gọi đây là hồ Ba Hầm. Hồ cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km, không thuộc tuyến tham quan phổ biến của Vịnh Hạ Long nên nơi đây còn nhiều vẻ hoang sơ và đẹp kỳ lạ. Khi chúng ta dùng thuyền nan hoặc chèo kayak vào bên trong sẽ phát hiện những nhũ đá rủ xuống từ trần hang màu tím, hồng, lam, trắng rất đẹp.

Hang thứ nhất dài khoảng 150m, hang thứ hai và ba dài khoảng 60m. Chúng ta nên biết con nước thủy triều lên và xuống khi chèo thuyền vào nơi đây. Hồ nước bên trong xanh và yên tĩnh vì chúng được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi sừng sững khổng lồ. Nơi đây là nhà của loài khỉ ở Hạ Long, chim diều hâu, sóc, chồn, vượn..... và ba thực vật đặc trưng nhất của kỳ quan Hạ Long đó là Hài vệ nữ hoa vàng, Cọ Hạ Long, và Thiên tuế Hạ Long mọc cheo leo trên vách đá. Hồ Ba Hầm ở Hạ Long là điểm đến  du lịch khám phá và sinh thái hấp dẫn cho du khách.



Trong cuốn sách hướng dẫn du lịch được xuất bản tại Pháp năm 1938, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của hồ Ba Hầm như sau: "Đến Hồ Ba Hầm có cùng một ấn tượng đẹp như đến hang Luồn và hang Sửng Sốt nhưng phong cảnh ở đây còn đẹp hơn nhiều. Cửa vào hồ Ba Hầm không dễ như ở hang Luồn nhưng đó là cái thú của người đi tham quan ngắm cảnh. Cửa hang hình bán nguyệt mở ra bằng phẳng phía Tây Bắc của đảo, cách mặt nước 4-5m, đúng là mặt vịnh thông với dòng hải lưu uốn lượn từ cửa Vạn vào.

Sưu tầm Vietindo Travel

Share:
Continue Reading →

THĂM CHÙA QUÁN SỨ HÀ NỘI

 Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thời Lê Thế Tông. Nhà vua cho dựng tòa nhà có tên là Quán Sứ để đón tiếp các sứ thần đến kinh thành Thăng Long. Do các vị sứ thần theo đạo Phật nên nhà vua cho dựng thêm chùa trong cùng khuôn viên để tiện hành lễ nên chùa mang tên Quán Sứ.

Chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ năm 1934. Vào năm 1942 chùa được xây dựng lại theo thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính tổ Vĩnh Nghiêm duyệt.



                                                                               Ảnh sưu tầm

Tam quan chùa có ba tầng mái, ở chính giữa là lầu chuông. Qua sân gạch là 11 bậc dẫn lên chính điện có hình vuông và hành lang xung quanh. Phía trên cùng của chính điện là ba vị tam thế Phật, kế đến là Phật Adi Đà, Phật Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Phật Thích Ca với hai bên là A-nan-đà và Ca-Diếp, tiếp đến là tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng. 

Bên cạnh đó còn có các công trình như nhà thờ Tổ, thư viện, giảng đường, nhà khách, tăng phòng. Chùa Quán Sứ là một trong số ít các chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như các câu đối  được viết bằng chữ Quốc ngữ. 

Sưu tầm Vietindo Travel

 

Share:
Continue Reading →

GIẾNG XÓ LA Ở ĐẢO LÝ SƠN

 Tính tới thời điểm hiện tại có khoảng hơn 1000 giếng nước ở huyện đảo Lý Sơn. trong đó phân nửa là giếng nước ăn, còn lại là để tắm giặt và tưới cây.

Vào mùa khô thì các giếng đều cạn hoặc nhiễm mặn, số ít là còn nước ngọt trong đó nổi bật nhất là giếng Xó La. Đã có lúc giếng này cung cấp nước ngọt cho quá nửa đảo.


                                                                     Ảnh sưu tầm

Giếng có đường kính 1,8 m và sâu 10 m nằm ở thôn Đông xã An Vĩnh chỉ cách bờ biển chừng 5 -7 m. Thành giếng được xây bằng đá ong và đá cuội tảng trông rất bắt mắt. Dù sát biển nhưng giếng không bao giờ bị nhiễm mặn. 

Không biết giếng Xó La có từ bao giờ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì giếng này đã có từ thời người Chăm xưa khi họ sinh sống tại đây. Người Chăm thường sống ở vùng biển giỏi nghề đánh cá và tìm mạch nước ngầm để dùng và bán cho ngư dân đi biển. Du lịch Lý sơn không nên bỏ qua điểm tham quan này.

Sưu tầm Vietindo Travel

Share:
Continue Reading →

HOME STAY Ở BẢN LÁC, MAI CHÂU, HÒA BÌNH

 Bản Lác thuộc huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình, nằm trong thung lũng bạt ngàn lúa xanh và rừng cây. Từ trên đèo thung Khe nhìn xuống là những ngôi nhà sàn lúp xúp kiểu người Thái rất thơ mộng ẩn mình trong những vườn cây xanh tốt. 

Đi theo quốc lộ 6 đường lên Tây Bắc, qua thành phố Hòa Bình, huyện Cao Phong, dọc theo sông Đà huyền thoại, đến ngã ba Tòng Đậu là chúng ta rẽ trái đi dọc thung lũng là đến bản Lác, nơi cư trú lâu đời của người Thái trắng. 




Trong thung lũng Mai Châu là cộng đồng các bản làng dân tộc Thái với kiến trúc nhà sàn được lưu giữ nguyên vẹn. Nhà sàn gồm khu chính để ở và tiếp khách, bên phụ là bếp gắn liền với người phụ nữ và con gái trong nhà. dưới nhà sàn là ao cá hoặc nơi đón khách du lịch, xung quanh là cây xanh và hàng rào là cây hoa tự nhiên. 

Bản Lác đã có truyền thống đón khách quốc tế và các chuyên gia văn hóa từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Người dân rất thân thiện, khéo nấu ăn, và công việc đồng áng. Ngoài ra họ còn là những người nghệ sỹ với những làn điệu Thái, múa sạp. Chúng ta có thể giao lưu với họ và thưởng thức rượu cần trong buổi văn nghệ.

Khám phá bản Lác và các bản xung quanh bằng cách đi bộ, đạp xe, xe điện...Tối chúng ta ngủ nhà sàn của người dân thưởng thức không khí trong lành của núi rừng, một không gian và cảm xúc khác so với cuộc sống bận rộn đô thị.

Sưu tầm Vietindo Travel

Share:
Continue Reading →

BÍ ẨN NƠI ĐẢO THIÊNG - LÝ SƠN

 Đây chính là chuyến hải trình tham quan đảo Lý Sơn, được xem là vùng lõi của công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh. Với 30 điểm di sản địa chất và văn hóa đan xen và tích hợp lẫn nhau. Lý Sơn mê hoặc lòng người bởi vách Hang Câu, miệng Giếng Tiền, miệng Thới Lới như thể dẫn du khách lạc vào bảo tàng tự nhiên của lớp vỏ trái đất cách đây từ vài ngàn năm đến hàng chục triệu năm. 


                                                                            Ảnh sưu tầm

Thời điểm đó có lẽ biển không giống như bây giờ mà tiến thoái kỳ ảo. Lý Sơn không chỉ là bí ẩn của đội hùng binh năm xưa vâng mệnh các vị vua, chúa thời Nguyễn quyết dứt áo ra đi, một đi không trở lại để xác lập chủ quyền và bảo vệ biên cương tổ quốc mà còn là bí ẩn của lớp cư dân bản địa từng sinh sống trên đảo 2500 năm về trước, cư dân Sa Huỳnh lưu vết lại tại các di chỉ khảo cổ Xóm Ốc, Suối Chình.

Hòn đảo thiêng này còn là bí ẩn của các rạn san hô nổi và chìm, san hô hóa thạch hình cối xay của các miệng núi lửa nằm sâu trong lòng biển, cổng tò vò trên cạn và dưới nước, và bí ẩn của các phương thức canh tác độc đáo tạo nên một vương quốc tỏi giữa đại dương bao la. 

Sưu tầm Vietindo Travel

Share:
Continue Reading →

PHƯƠNG THỨC TRỮ NƯỚC TRUYỀN THỐNG Ở ĐẢO BÉ - LÝ SƠN

 Cùng chung tên gọi Lý Sơn nhưng so với đảo lớn, đảo Bé là hòn đảo nhỏ, không có mạch nước ngầm. Điều kiện sống khó khăn giữa biển khơi nhưng tổ tiên của người dân đảo Bé đã biết cách thu nước mưa từ mái nhà và duy trì cho đến ngày nay. 


                                                                      Ảnh sưu tầm

Nước mưa được dự trữ trong các chum vại hoặc lu lớn hoặc hồ chứa trong mùa mưa và được sử dụng quanh năm. Chính vì nâng niu nguồn nước ngọt quý giá nên người dân đảo Bé luôn có thói quen tiết kiệm nước.

Riêng hoạt động canh tác trên đảo đều phụ thuộc vào thiên nhiên. Tuy nhiên hành thơm, tỏi ấm trên đảo cũng vì thế mà trở nên đậm đà hương vị thơm.

Sưu tầm Vietindo Travel

Share:
Continue Reading →

CỬA BẮC THÀNH HÀ NỘI

 Cửa Bắc là cổng duy nhất còn nguyên vẹn của Hoàng thành Thăng Long, nằm ngay trên con phố Phan Đình Phùng ngày nay. Cửa Bắc là một trong những điểm tham quan, check-in quan trọng trong các điểm tham quan của Hoàng thành. 

Cửa Bắc được xây dựng từ thời Nguyễn năm 1805 trên nền đã có từ thời Lê vì kết quả khảo cổ đã chỉ ra rằng tầng tầng lớp lớp dưới nền móng đó là các di vật từ các triều đại trước. Cửa Bắc có phần lầu ở trên và thành ở dưới cao 8,71 m và rộng 17,08 m, tường dày 2,48 m. 



                                                                         Ảnh tư liệu

Phần lầu xây theo lối chồng diêm tám mái, lợp ngói ta, nhìn ra 4 hướng. Đứng trên cổng thành có thể quan sát được tình hình trong và ngoài thành. Sau này khi chiếm được thành quân Pháp vẫn sử dụng lầu trên của Bắc Môn làm chòi canh gác. 

Hai cánh cổng gỗ mới được trùng tu năm 1999 có diện tích 24 m2, trọng lượng là 16 tấn, chạy trên bánh xe bằng đồng nặng khoảng 80 kg. Phía ngoài cổng thành có ba chữ Hán "Chính Bắc Môn". Khi xưa Bắc Môn được nối bởi một chiếc cầu xây bằng gạch qua con hào bảo vệ rộng khoảng 20 m. Và ngày nay con hào này chính là vỉa hè và phần lòng đường Phan Đình Phùng rợp bóng những cây sấu cổ thụ. 

Bắc Môn gần những điểm tham quan chính của Hà nội như Phố Cổ, chợ Đồng Xuân, Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, Quảng trường Ba Đình lịch sử. 

Sưu tầm Vietindo Travel

Share:
Continue Reading →

LỄ TÚ CẢI DÂN TỘC DAO

 Tú Cải là lễ trưởng thành của dân tộc người Dao đầu bằng (từ 12- 18 tuổi) Trong lễ Tú Cải người đàn ông được đặt tên âm để ghi vào gia phả gia đình và được tổ tiên đón nhận khi về với cõi vĩnh hằng.

Đây là bước ngoặt quan trọng của người đàn ông của dân tộc Dao đầu bằng. Tên âm là để giao tiếp với tổ tiên . Khi người đàn ông đã trưởng thành thường được đảm nhận các công việc thờ cúng tổ tiên trong dịp lễ, tết.


                                                                      Ảnh: Khắc Kiên

Người Dao đầu bằng ví những ngọn nến trong lễ Tú Cải như đèn trời soi sáng ý chí của người được thụ lễ, giúp cho họ có đầu óc thông minh sáng suốt , có ý chí vươn lên trong cuộc sống, thực hiện nhiều điều hay lẽ phải và chung tay xây dựng bản làng ngày càng phồn thịnh. 

Trước khi tổ chức lễ một ngày thì thầy cúng và những người giúp việc, họ hàng dân bản cùng dựng đàn lễ trong nhà, dán sớ điệp và viết sớ báo cáo để trình với tổ tiên, thần linh. Trong buổi lễ thầy Cả tay phải cầm chuông vừa đi vừa lắc, tay trái cầm gậy có gắn tù và, miệng cầu trời đất phù hộ cho người được cấp sắc, cầu thần phù hộ cho các gia đình để con cái lớn lên không có bệnh tật, mùa màng tốt tươi. 

Sưu tầm Vietindo Travel

Share:
Continue Reading →

Phố cổ Hà nội

 Phố cổ Hà nội nằm ở phía Bắc của Hồ Hoàn kiếm lịch sử. Mỗi con phố đều bắt đầu với những cái tên Hàng như là Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Khay, Hàng Chĩnh, Hàng Gai, Hàng giầy, Hàng Dầu, Hàng Mắm, Hàng Bạc, Hàng Thiếc....

Từ thế kỷ 15 những người thợ thủ công và những người buôn bán từ các làng nghề vùng Đồng bằng sông Hồng di cư lên đây và tạo nên những phố chợ sầm uất của kinh thành Thăng Long. 



Kiến trúc phố cổ thường là nhà ống, 2 tầng, giữa có khoảng trống hình vuông gọi là giếng trời. Tầng 1 mặt tiền chính là nơi buôn bán, bên trong là phòng khách, phía sau là bếp và sinh hoạt chung. Tầng 2 là không gian thờ cúng và các phòng ngủ. Mặt tiền nhà thường chỉ từ 2-4 mét, chiều sâu từ 30 - 100 mét.

Ngày nay do nhu cầu kinh doanh và phát triển đô thị, các ngôi nhà được xây lên 3-7 tầng do nhu cầu ở và kinh doanh khách sạn mini đã tạo nên kiến trúc riêng của Hà nội phố cổ. Mặt tiền tầng 1 vẫn là chỗ kinh doanh cho đủ các loại ngành hàng từ quần áo, quà lưu niệm, ăn uống, cafe, thuốc, thủ công mỹ nghệ...Chợ to nhất phố cổ chính là chợ Đồng Xuân.

Đến Hà nội bạn đừng quên thưởng thức những món ăn đường phố đậm chất Hà Thành như Phở, các loại Bún, Bánh, Cà phê phin với trứng, lẩu, chả cá....

Vietindo Travel

Share:
Continue Reading →

LỄ HỘI BUN VỐC NẬM Ở LAI CHÂU

 Bun Vốc Nậm là lễ hội té nước rất đặc sắc của dân tộc Lào diễn ra ở xã Nà Tăm, huyên Tam Đường, tỉnh Lai Châu hàng năm. Lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người hạnh phúc. 


Cách đây khoảng 300 năm thì một nhóm người Lào đã đến định cư tại vùng Tây Bắc bên dãy Hoàng Liên Sơn. Họ rất giỏi canh tác trồng lúa nước do vậy những lễ hội gắn liền với tập quán sản xuất nông nghiệp. 

Và nước là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp vậy nên hàng năm vào tháng tư dương lịch họ lại tổ chức lễ hội té nước này. Các động tác đập mẹt, gõ trống, tuốt lạt và lá cọ để bắt chước tiếng sấm, tiếng mưa. Tục đến xin nước từng nhà như là lộc may. Và đặc biệt nam nữ kéo nhau ra suối té nước vào người nhau để mong trời đổ mưa và cây cối xanh tốt. 

Trong màn té nước họ quan niệm rằng người càng ướt thì càng may mắn. Sau đó là phần lễ hội với các trò như đẩy gậy, kéo co, ném còn, bịt mắt đánh chiêng...và chương trình ẩm thực gồm những món ăn truyền thống như cơm lam, xôi màu, bánh trưng, các loại món nướng...

Sưu tầm Vietindo Travel

Share:
Continue Reading →

TÌNH YÊU VÀ TỤC CƯỚI HỎI NGƯỜI LÔ LÔ

 Tộc người Lô Lô là dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở miền cao các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu. Họ thuộc ngôn ngữ Tạng - Miến và có văn hóa hết sức độc đáo.

Xưa kia, cũng như nhiều tộc người khác,  thì cha mẹ thường sắp đặt các cuộc hôn nhân, ngày nay thì nam nữ thanh niên đươc tự do tìm hiểu và lấy nhau. Tục xưa thì cha me còn đính hôn cho con khi mới một vài tuổi, thậm chí con trai cô lấy con gái cậu là hôn nhân được chuộng lựa. 

Theo phong tục thì các chàng trai thích kết hôn với các cô gái chăm chỉ, khéo cấy hái, khéo thêu thùa, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp. Ngược lại các cô gái thích những chàng trai khỏe mạnh, thạo cày bừa và săn bắn và làm các nông cụ. Họ thường kết hôn với người cùng dân tộc. 



Ảnh sưu tầm

Những nghi lễ cưới hỏi mà người Lô Lô trải qua như sau:

Nghi lễ hỏi tuổi: Nhà trai mang lễ vật tới nhà gái để hỏi tuổi, nếu nhà gái ưng thuận thì sẽ cho biết tuổi và sau đó nhà trai nhờ thầy mo so tuổi. Nếu đôi trai gái hợp tuổi thì sẽ đến các nghi lễ tiếp theo.

Nghi lễ thông báo hợp tuổi: Nhà trai cũng chuẩn bị lễ vật cho nhà gái để thông báo là đôi trai gái hợp tuổi.

Gia đình nhà trai nhờ thầy bói xem cho ngày tốt để ăn hỏi và thông báo cho nhà gái.

Ngày ăn hỏi thì gia đình nhà trai gồm người nhà cùng ông mối mang các lễ vật sang nhà gái xin cưới.

Lễ đón dâu: Nhà trai mang lễ vật sang nhà gái đón dâu. Lễ vật gồm gạo, rượu, thịt lợn, trà, thuốc lá, tiền mặt ...Lễ thường được tiến hành vào buổi sáng. Sau bữa cỗ bên nhà gái là đến thủ tục rước dâu. Cô dâu được người nhà tặng khăn, vòng tay, vòng cổ và đặc biệt là cô dâu được mẹ đẻ trao chiếc vòng bạc bảo vật của các thế hệ trước. Cô dâu về nhà chồng phải có hai tấm chăn làm quà biếu bố mẹ chồng. Bà dì sẽ là người trực tiếp đón cô dâu ngay từ chân cầu thang. 

Lễ lại mặt: Sau cưới một hai ngày thì chú dể và cô dâu đến nhà bố mẹ vợ làm lễ lại mặt. Lễ vật mang theo thường là chai rượu, cân đường, con gà...Họ cúng tổ tiên và cùng ăn uống bên nhà vợ, sau đó bắt đầu cuộc sống mới bên nhà chồng. 


Share:
Continue Reading →